[CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT!]
<âm nhạc><công nghệ thông tin><phân tích><đàm đạo><tranh luận><gợi mở>
→ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VOCALOID (và các công nghệ ăn theo) TRONG ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC ←
Tác giả: LQ2' / Lê Tá
Blog: Noisy Stream (https://noisystream.LQ2music.com/)
Vui lòng KHÔNG sao chép nguyên văn (hoặc nhiều đoạn ngắn, hoặc một đoạn quá dài) dưới bất kì hình thức nào, hay bất kể lí do gì, TRỪ PHI có trả tiền nhuận bút xứng đáng cho tác giả. Xin cảm ơn!
Và sau khi đọc xong, đừng tiếc gì một like/reaction cho bài viết khi thấy những gì mình viết phản ánh đúng thực tế, và đưa ra được một cách giải quyết phù hợp.
─────────────
Trước hết, mình mong muốn mọi người hãy tìm hiểu sơ lược về chính công nghệ Vocaloid cũng như lịch sử phát triển của nó đã nhé. OK?
Ở bài gợi mở này, mình chỉ giải quyết hai chuyện chính:
1. Khắc phục một số thói quen chưa đúng khi tìm hiểu về các công nghệ đặc biệt này, cũng như các sản phẩm âm nhạc dựa trên chúng.
2. Từ điểm 1 ở trên, chúng ta sẽ cùng hướng tới xác định vai trò thật sự của Vocaloid (và các công nghệ liên quan) trong quá trình sản xuất âm nhạc.
Đi vào từng phần một thôi.
─────────────
1. MỘT SỐ THÓI QUEN CHƯA ĐÚNG KHI TÌM HIỂU VỀ VOCALOID (hay các công nghệ tương tự)
───────
THỨ NHẤT: Vocaloid là một công nghệ dành cho người đam mê anime/manga?
Trong quá trình phát triển của Vocaloid nói chung, có một thời điểm đáng chú ý đầu tiên. Ấy là khi các hộp đĩa cài đặt các nhân vật Vocaloid được khoác lên một "bộ cánh" thân thiện hơn, có hình vẽ đồ vật mang tính biểu tượng cho giọng hát, hay thường gặp hơn là được nhân hoá thành các nhân vật (đa phần là nữ) với những ấn tượng khác nhau.
Mình phải khẳng định với các bạn rằng, người ta làm vậy để liên kết các nhân vật Vocaloid đó với ngành công nghiệp anime/manga đang thịnh hành. Thực tế đã chứng minh rằng cách liên kết đó hoàn toàn hợp lý, khi lôi kéo được một lượng lớn bạn trẻ vốn yêu thích manga/anime đến với các nhân vật Vocaloid.
Nhưng một mặt trái của hướng đi này là, rất nhiều người bị thu hút bởi vẻ bề ngoài đẹp đẽ, tới nỗi một bộ phận lớn trong số đó...
Hoặc cứ ngưỡng mộ mãi vẻ bề ngoài đó không thôi.
Hoặc cứ tiếp tục khoác thêm những "bộ cánh" mới lạ cho các nhân vật đó, một cách liên tục, không ngừng nghỉ.
Thật may mắn là cũng có không ít người dám bỏ ra một số tiền lớn (từ vài chục đến vài trăm ngàn yên) để thật sự sở hữu các bộ cài đặt nhân vật, mà bản chất chỉ có giọng hát mà thôi! Những người như vậy, sau một thời gian trải nghiệm và luyện tập, họ bước đầu trở thành Vocalo-P (Vocaloid producer, nhà sản xuất nhạc Vocaloid).
Tiếp theo, một phần đông Vocalo-P chỉ có thể dừng lại tại việc cho các nhân vật hát lại các ca khúc họ thích. Lấy nhạc nền sẵn, rồi lấy một cái file project (VSQ, VSQx, hay cá biệt là UST của chương trình UTAU mà chuyển sang), đưa giọng nhân vật mình muốn dùng vào thay thế, xuất file âm thanh chứa giọng hát thô, đem mix (phối) lại với nhạc nền rồi master. Thế là xong một bản nhạc (bản ghi âm cuối cùng) rồi!
Mình muốn khẳng định với những người như thế rằng, hướng đi đó có thể là tốt khi thử nghiệm, nhưng về lâu dài cứ như vậy thì không thể tốt lên thêm một chút nào về kĩ thuật sử dụng! Cần chịu khó tìm hiểu thêm các thông số chung cũng như các đặc trưng riêng của từng giọng hát, để bước đầu vận dụng thật tốt vào việc cho hát lại các ca khúc mà các bạn thích. Trong quá trình tìm tòi sâu hơn đó, các bạn sẽ thấy một lí do chính khiến cho Hatsune Miku trở thành nhân vật đầu tiên được coi là phổ biến nhất. Ấy là gì, mình mong các bạn tự đưa ra cho bản thân một câu trả lời!
Một số người có khả năng và mong muốn thật sự về sản xuất âm nhạc, thì tiến tới một trong hai mức cao hơn hẳn. Một là, phối nhạc theo cách riêng. Hai là, sáng tác nhạc (kèm theo tự phối nhạc). Những người như vậy thường được tôn trọng hơn rất nhiều, bất chấp số lượt xem thành phẩm của họ có lúc ít hơn.
Đó cũng là lí do để mình ghi khởi động dự án âm nhạc Vocaloid cùng tên mình vào tháng 7/2012, nhưng đến tận tháng 3/2014 mới thật sự trở thành Vocalo-P, đặc trưng là chuyên tâm vào sáng tác hơn là cho hát lại.
───────
THỨ HAI: Tìm hiểu nhạc Vocaloid mà chưa chịu khó tìm thông tin về tác giả, chỉ chăm chăm thấy tên của nhân vật Vocaloid đã hát mà nhớ mãi thôi!
Đây không hẳn là lỗi của các bạn đâu. Nhưng đứng từ góc độ truyền thông nhằm truyền cảm hứng, đó là lỗi của những người đăng và chia sẻ nhạc Vocaloid cũng như các video liên quan!
Ở Việt Nam không có mấy người hâm mộ chịu khó đi tìm thông tin tương đối đầy đủ về một bài hát, hay một phiên bản đặc biệt nào đó của bài. Nhiều bạn đã quen với nền âm nhạc thị trường từ trước; nền âm nhạc này vốn làm kém đi vai trò của những người sáng tác và sản xuất nhạc, coi họ như những người đóng góp thầm lặng đằng sau các ca sĩ hay nhóm nhạc lớn, và tên họ hầu như chỉ xuất hiện trên bìa/booklet của đĩa nhạc như một thủ tục (vốn yêu cầu ghi credit đầy đủ).
Thông tin cơ bản về một bài hát Vocaloid, trước khi các bạn thật sự muốn chọn nghe, gồm có tác giả và ca sĩ. Cụ thể như sau:
- Tác giả: Thường là một hay vài Vocalo-P nào đó. Nhưng xét sự đóng góp cụ thể, chúng ta có các vị trí là biên soạn nhạc (song composition), biên soạn lời hát (lyrics), phối khí (arrangement), và đặc biệt là tinh chỉnh giọng hát nhân vật (vocal tuning).
- Ca sĩ: Nhân vật Vocaloid (hoặc phụ thuộc công nghệ liên quan khác) tham gia hát chính. Không nhất thiết phải liệt kê cả nhân vật phụ (chỉ đóng vai trò hỗ trợ/support).
- (Tuỳ ý.) Những kĩ sư âm thanh khác có tham gia vào quá trình sản xuất thành phẩm (bản ghi âm): Sửa lỗi âm thanh (editor), mix, master.
Nếu các bạn tìm được video, các bạn nên để ý thêm các thông tin về hoạ sĩ và đạo diễn (biên tập) video. Chưa kể, các bạn sẽ thấy tên nhân vật tham gia hát có thể được ghi ngay trong phần tên chính của video nữa.
Để sửa được lỗi nghiêm trọng này về truyền thông, thì trước khi chia sẻ bài hát, hãy chịu khó tìm hiểu đầy đủ về các thông tin như trên, để những người khác (cũng muốn tìm hiểu) cũng biết được tường tận hơn như chính các bạn vậy!
Hôm qua và hôm nay, mình đã chủ động viết các bài mồi dẫn, với mục đích chính là điều chỉnh lại thói quen này của những người chia sẻ sao cho thật tích cực và liên tục. ĐÂY CHÍNH LÀ MỘT CÔNG VIỆC NHỎ TRONG KẾ HOẠCH RẤT LỚN CỦA RIÊNG MÌNH, và cả dự án nhạc của mình, cũng là của nhóm/công ty sáng tạo nghệ thuật trẻ mà mình sắp thành lập, TRONG ÍT NHẤT BẢY (07) NĂM TỚI.
(Còn một vài đại ý nữa, nhưng chắc mình sẽ để cho những dịp tới khó chịu hơn thì mình sẽ đề cập một cách trực diện và thực chất.)
Giờ đi vào phần thứ hai của bài gợi mở này.
─────────────
2. Thật sự vai trò của Vocaloid (cũng như các công nghệ liên quan) trong đời sống âm nhạc là thế nào?
Vocaloid, cùng với một loạt công nghệ ăn theo mà mình đã cố tình viết chung vào đống hashtag ở cuối bài, đều đóng vai trò như là công cụ trong tay của các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc độc lập, khi họ không có đủ kinh phí để thuê ca sĩ thật. Các công cụ này về cơ bản mang tính tuỳ chỉnh rất cao, có khả năng thiên biến vạn hoá. Nhưng tinh hoa của một nhân vật là phụ thuộc một cách hoàn toàn vào người sử dụng.
Trong môi trường làm việc của nhà sản xuất âm nhạc độc lập, các công cụ này được xếp vào loại: NHẠC CỤ ẢO.
Các nhạc cụ ảo này thật sự rất tuyệt vời, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng có thể thay thế được cho ca sĩ thật. Nhưng chúng có tiềm năng cạnh tranh sòng phẳng với các ca sĩ thật, nếu như người sử dụng các nhân vật ảo ấy thể hiện trách nhiệm lớn cùng với thái độ làm việc nghiêm túc.
─────────────
Bài phân tích đàm đạo này xin phép được kết thúc. Ai có quan điểm cần tranh luận, đừng ngại đưa ra ngay ở phần bình luận ở dưới nhé. Có gì mình sẽ trả lời lại một cách thẳng thắn nhưng cũng không kém phần linh hoạt.
─────────────
#j2team_discussion #j2team_tutorial #lq2_apostrophe #noisystream #Vocaloid #UTAU #CeVIO #AquesTone #Cadencii #Sinsy #SynthesizerV
Một bài phù hợp với thời tiết lành lạnh như hiện tại... Nghe xong thấy ấm lòng lắm.
"Orion no Yume" (Giấc mơ của Orion)
Nhạc và lời: buzzG
Ca sĩ ảo: GUMI (Megpoid)
Guitar bass: Nakamura Kei
Tinh chỉnh âm thanh: Tomodachi Boshuu-P (Tomobo-P)
Hoạ sĩ, video: Mogelatte
YouTube → https://www.youtube.com/watch?v=PJZ_mCAwx6E
Lời kèm bản dịch tiếng Anh → http://vocaloidlyrics.wikia.com/wiki/%E3%82%AA%E3%83%AA%E3%82%AA%E3%83%B3%E3%81%AE%E5%A4%A2_(Orion_no_Yume)
Đôi lời về tác giả nè.
buzzG đăng tác phẩm đầu tiên vào tháng 8/2009. Từ đó cho tới nay, anh luôn theo đuổi một phong cách rock mạnh mẽ, tương đối nhanh và đầy đặn, có lúc tươi vui, có lúc phiêu lưu, nhưng cũng có lúc chậm rãi và lắng đọng như bài mình giới thiệu tại đây.
Anh chủ yếu sử dụng GUMI, sau đó là Hatsune Miku. Đây là một trong những người luyện giọng cho GUMI một cách mượt mà nhất mà mình từng biết, nhưng vẫn không kém phần mạnh mẽ. Gần như mọi chỗ luyến láy đều tự nhiên, và mọi điều chỉnh rung giọng (khi ngân dài nốt) đều tuyệt vời. Tuy nhiên, khi chuyển sang Hatsune Miku, thì mình thấy việc giảm bớt cường độ luyến láy sẽ tốt hơn cho các bài hát của anh.
So với các nhạc sĩ Vocaloid/UTAU độc lập cùng thời (tạm gọi là "Thế hệ 1"), thì cao tay hơn có 40mP, DECO*27 (Deko Nina), doriko; thấp tay hơn có chính 164 mà lần trước mình đã giới thiệu với các bạn. Ngang ngửa thì có Kanimiso-P, Natsu-P (SCL Project), v.v...
Vắn tắt trên wiki → http://vocaloid.wikia.com/wiki/BuzzG
#j2team_relax #j2team_discussion #vocaloid #vocarock #jrock #poprock #rock #hatsunemiku #gumi #megpoid #lq2_apostrophe #noisystream
P.S.: Mình đang viết dần về chủ đề sau:
"Âm nhạc trong cách mạng công nghiệp, hay trong chiến tranh, là như thế nào?"
Mong các bạn đón đọc!
P.S.2: Chuyên mục phần cứng (và các vấn đề liên quan sát sườn) vẫn tiếp tục được mở tới hết tuần nhé.
https://www.facebook.com/groups/j2team.community/permalink/818530528479069/
Cảm ơn các bạn.
Bonjour~!
Mình mới trải qua một giấc ngủ sâu, dài chừng hai tiếng rưỡi. Giờ bản thân mình đang cảm thấy rất hứng khởi như đoạn nhạc ngắn này, mời các bạn cùng nghe nhé.
"World End Heaven"
Nhạc, lời, phối khí: 164
Ca sĩ: Kurokumo
Bản nhỏ tiếng, kèm theo video quay chính 164 tự chơi trống và guitar điện → https://www.youtube.com/watch?v=xNpwHWKtIjE
Bản to tiếng hơn, sử dụng trong một game phát hành trên PlayStation Vita → https://www.youtube.com/watch?v=auebTxPAKB8
Nghe tiếp bài hát mới nhất nhé.
"Boku wa Mada Shinenai"
Nhạc, lời, phối khí: 164
Ca sĩ: Hatsune Miku (trộn các phiên bản giọng: Original, Soft và Solid)
Video: Ootori
https://www.youtube.com/watch?v=-d2KqenB5AE
164 là ai?
164 đã là một nhạc sĩ Vocaloid người Nhật có khuynh hướng làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp từ năm 2008. Thể loại âm nhạc chủ yếu là pop/hard rock (khi phối hợp với Vocaloid thì sẽ thành Vocarock). Thời gian đầu anh chủ yếu chọn Hatsune Miku như là người bạn đồng hành một cách trung thành và tận tuỵ. Lâu lâu sau, anh chuyển sang một nhân vật Vocaloid khác tên là GUMI (Megpoid) trong một chặng đường mới dài hơi hơn. Tuy nhiên bản thân anh chưa thật sự từ bỏ Hatsune Miku, khi anh vẫn còn tiếp tục cho cô hát phụ trợ (support), và gần đây là thật sự quay trở lại việc cho cô hát chính ở một số bài mà cô thật sự có thể phát huy được hết khả năng. Đặc biệt đã có vài lúc anh còn tạo điều kiện cho Kagamine Rin thể hiện một vài bài của mình nữa cơ!
Vắn tắt về 164 trên Vocaloid Wikia → http://vocaloid.wikia.com/wiki/164
#j2team_relax #j2team_discussion #vocaloid #vocarock #jrock #poprock #rock #hatsunemiku #gumi #megpoid #kagaminerin #lq2_apostrophe #noisystream
Như mình đã hứa từ hôm 12/10, hôm nay mình xin giới thiệu với mọi người một bản nối nhạc mà mình cùng với một người khác đã cùng chuẩn bị cho sự kiện Vocaleek Connect. Lời hứa được viết tại cuối bài này → https://fb.com/816685558663566/
Mọi người hãy nghe tại đây nhé → https://www.mixcloud.com/LQ2_apostrophe/vocaleek-connect-medley-before-main-show/
Thông tin về các bài hát được sử dụng trong bản nối nhạc, đã được mình bổ sung đầy đủ tại Mixcloud. Ai muốn biết thêm về tác giả của các bài hát thì cứ việc để lại bình luận nha, mình sẵn sàng trả lời nhiệt tình!
Hiệu ứng domino đang tiếp tục tiếp diễn. Các bạn sẽ còn được đón nhận nhiều bất ngờ hơn nữa.
From LQ2' and Vocaleek with love.
See First me, for more updates → https://fb.me/100004001665263/
#j2team_relax #j2team_share #j2team_discussion #LQ2_apostrophe #vocaleek #vocaloid #edm #rock #vocarock
[CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT!]
<âm nhạc><công nghệ thông tin><phân tích><đàm đạo><tranh luận><gợi mở>
→ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VOCALOID (và các công nghệ ăn theo) TRONG ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC ←
Tác giả: LQ2' / Lê Tá
Blog: Noisy Stream (https://noisystream.LQ2music.com/)
Vui lòng KHÔNG sao chép nguyên văn (hoặc nhiều đoạn ngắn, hoặc một đoạn quá dài) dưới bất kì hình thức nào, hay bất kể lí do gì, TRỪ PHI có trả tiền nhuận bút xứng đáng cho tác giả. Xin cảm ơn!
Và sau khi đọc xong, đừng tiếc gì một like/reaction cho bài viết khi thấy những gì mình viết phản ánh đúng thực tế, và đưa ra được một cách giải quyết phù hợp.
─────────────
Trước hết, mình mong muốn mọi người hãy tìm hiểu sơ lược về chính công nghệ Vocaloid cũng như lịch sử phát triển của nó đã nhé. OK?
Ở bài gợi mở này, mình chỉ giải quyết hai chuyện chính:
1. Khắc phục một số thói quen chưa đúng khi tìm hiểu về các công nghệ đặc biệt này, cũng như các sản phẩm âm nhạc dựa trên chúng.
2. Từ điểm 1 ở trên, chúng ta sẽ cùng hướng tới xác định vai trò thật sự của Vocaloid (và các công nghệ liên quan) trong quá trình sản xuất âm nhạc.
Đi vào từng phần một thôi.
─────────────
1. MỘT SỐ THÓI QUEN CHƯA ĐÚNG KHI TÌM HIỂU VỀ VOCALOID (hay các công nghệ tương tự)
───────
THỨ NHẤT: Vocaloid là một công nghệ dành cho người đam mê anime/manga?
Trong quá trình phát triển của Vocaloid nói chung, có một thời điểm đáng chú ý đầu tiên. Ấy là khi các hộp đĩa cài đặt các nhân vật Vocaloid được khoác lên một "bộ cánh" thân thiện hơn, có hình vẽ đồ vật mang tính biểu tượng cho giọng hát, hay thường gặp hơn là được nhân hoá thành các nhân vật (đa phần là nữ) với những ấn tượng khác nhau.
Mình phải khẳng định với các bạn rằng, người ta làm vậy để liên kết các nhân vật Vocaloid đó với ngành công nghiệp anime/manga đang thịnh hành. Thực tế đã chứng minh rằng cách liên kết đó hoàn toàn hợp lý, khi lôi kéo được một lượng lớn bạn trẻ vốn yêu thích manga/anime đến với các nhân vật Vocaloid.
Nhưng một mặt trái của hướng đi này là, rất nhiều người bị thu hút bởi vẻ bề ngoài đẹp đẽ, tới nỗi một bộ phận lớn trong số đó...
Hoặc cứ ngưỡng mộ mãi vẻ bề ngoài đó không thôi.
Hoặc cứ tiếp tục khoác thêm những "bộ cánh" mới lạ cho các nhân vật đó, một cách liên tục, không ngừng nghỉ.
Thật may mắn là cũng có không ít người dám bỏ ra một số tiền lớn (từ vài chục đến vài trăm ngàn yên) để thật sự sở hữu các bộ cài đặt nhân vật, mà bản chất chỉ có giọng hát mà thôi! Những người như vậy, sau một thời gian trải nghiệm và luyện tập, họ bước đầu trở thành Vocalo-P (Vocaloid producer, nhà sản xuất nhạc Vocaloid).
Tiếp theo, một phần đông Vocalo-P chỉ có thể dừng lại tại việc cho các nhân vật hát lại các ca khúc họ thích. Lấy nhạc nền sẵn, rồi lấy một cái file project (VSQ, VSQx, hay cá biệt là UST của chương trình UTAU mà chuyển sang), đưa giọng nhân vật mình muốn dùng vào thay thế, xuất file âm thanh chứa giọng hát thô, đem mix (phối) lại với nhạc nền rồi master. Thế là xong một bản nhạc (bản ghi âm cuối cùng) rồi!
Mình muốn khẳng định với những người như thế rằng, hướng đi đó có thể là tốt khi thử nghiệm, nhưng về lâu dài cứ như vậy thì không thể tốt lên thêm một chút nào về kĩ thuật sử dụng! Cần chịu khó tìm hiểu thêm các thông số chung cũng như các đặc trưng riêng của từng giọng hát, để bước đầu vận dụng thật tốt vào việc cho hát lại các ca khúc mà các bạn thích. Trong quá trình tìm tòi sâu hơn đó, các bạn sẽ thấy một lí do chính khiến cho Hatsune Miku trở thành nhân vật đầu tiên được coi là phổ biến nhất. Ấy là gì, mình mong các bạn tự đưa ra cho bản thân một câu trả lời!
Một số người có khả năng và mong muốn thật sự về sản xuất âm nhạc, thì tiến tới một trong hai mức cao hơn hẳn. Một là, phối nhạc theo cách riêng. Hai là, sáng tác nhạc (kèm theo tự phối nhạc). Những người như vậy thường được tôn trọng hơn rất nhiều, bất chấp số lượt xem thành phẩm của họ có lúc ít hơn.
Đó cũng là lí do để mình ghi khởi động dự án âm nhạc Vocaloid cùng tên mình vào tháng 7/2012, nhưng đến tận tháng 3/2014 mới thật sự trở thành Vocalo-P, đặc trưng là chuyên tâm vào sáng tác hơn là cho hát lại.
───────
THỨ HAI: Tìm hiểu nhạc Vocaloid mà chưa chịu khó tìm thông tin về tác giả, chỉ chăm chăm thấy tên của nhân vật Vocaloid đã hát mà nhớ mãi thôi!
Đây không hẳn là lỗi của các bạn đâu. Nhưng đứng từ góc độ truyền thông nhằm truyền cảm hứng, đó là lỗi của những người đăng và chia sẻ nhạc Vocaloid cũng như các video liên quan!
Ở Việt Nam không có mấy người hâm mộ chịu khó đi tìm thông tin tương đối đầy đủ về một bài hát, hay một phiên bản đặc biệt nào đó của bài. Nhiều bạn đã quen với nền âm nhạc thị trường từ trước; nền âm nhạc này vốn làm kém đi vai trò của những người sáng tác và sản xuất nhạc, coi họ như những người đóng góp thầm lặng đằng sau các ca sĩ hay nhóm nhạc lớn, và tên họ hầu như chỉ xuất hiện trên bìa/booklet của đĩa nhạc như một thủ tục (vốn yêu cầu ghi credit đầy đủ).
Thông tin cơ bản về một bài hát Vocaloid, trước khi các bạn thật sự muốn chọn nghe, gồm có tác giả và ca sĩ. Cụ thể như sau:
- Tác giả: Thường là một hay vài Vocalo-P nào đó. Nhưng xét sự đóng góp cụ thể, chúng ta có các vị trí là biên soạn nhạc (song composition), biên soạn lời hát (lyrics), phối khí (arrangement), và đặc biệt là tinh chỉnh giọng hát nhân vật (vocal tuning).
- Ca sĩ: Nhân vật Vocaloid (hoặc phụ thuộc công nghệ liên quan khác) tham gia hát chính. Không nhất thiết phải liệt kê cả nhân vật phụ (chỉ đóng vai trò hỗ trợ/support).
- (Tuỳ ý.) Những kĩ sư âm thanh khác có tham gia vào quá trình sản xuất thành phẩm (bản ghi âm): Sửa lỗi âm thanh (editor), mix, master.
Nếu các bạn tìm được video, các bạn nên để ý thêm các thông tin về hoạ sĩ và đạo diễn (biên tập) video. Chưa kể, các bạn sẽ thấy tên nhân vật tham gia hát có thể được ghi ngay trong phần tên chính của video nữa.
Để sửa được lỗi nghiêm trọng này về truyền thông, thì trước khi chia sẻ bài hát, hãy chịu khó tìm hiểu đầy đủ về các thông tin như trên, để những người khác (cũng muốn tìm hiểu) cũng biết được tường tận hơn như chính các bạn vậy!
Hôm qua và hôm nay, mình đã chủ động viết các bài mồi dẫn, với mục đích chính là điều chỉnh lại thói quen này của những người chia sẻ sao cho thật tích cực và liên tục. ĐÂY CHÍNH LÀ MỘT CÔNG VIỆC NHỎ TRONG KẾ HOẠCH RẤT LỚN CỦA RIÊNG MÌNH, và cả dự án nhạc của mình, cũng là của nhóm/công ty sáng tạo nghệ thuật trẻ mà mình sắp thành lập, TRONG ÍT NHẤT BẢY (07) NĂM TỚI.
(Còn một vài đại ý nữa, nhưng chắc mình sẽ để cho những dịp tới khó chịu hơn thì mình sẽ đề cập một cách trực diện và thực chất.)
Giờ đi vào phần thứ hai của bài gợi mở này.
─────────────
2. Thật sự vai trò của Vocaloid (cũng như các công nghệ liên quan) trong đời sống âm nhạc là thế nào?
Vocaloid, cùng với một loạt công nghệ ăn theo mà mình đã cố tình viết chung vào đống hashtag ở cuối bài, đều đóng vai trò như là công cụ trong tay của các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc độc lập, khi họ không có đủ kinh phí để thuê ca sĩ thật. Các công cụ này về cơ bản mang tính tuỳ chỉnh rất cao, có khả năng thiên biến vạn hoá. Nhưng tinh hoa của một nhân vật là phụ thuộc một cách hoàn toàn vào người sử dụng.
Trong môi trường làm việc của nhà sản xuất âm nhạc độc lập, các công cụ này được xếp vào loại: NHẠC CỤ ẢO.
Các nhạc cụ ảo này thật sự rất tuyệt vời, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng có thể thay thế được cho ca sĩ thật. Nhưng chúng có tiềm năng cạnh tranh sòng phẳng với các ca sĩ thật, nếu như người sử dụng các nhân vật ảo ấy thể hiện trách nhiệm lớn cùng với thái độ làm việc nghiêm túc.
─────────────
Bài phân tích đàm đạo này xin phép được kết thúc. Ai có quan điểm cần tranh luận, đừng ngại đưa ra ngay ở phần bình luận ở dưới nhé. Có gì mình sẽ trả lời lại một cách thẳng thắn nhưng cũng không kém phần linh hoạt.
─────────────
#j2team_discussion #j2team_tutorial #lq2_apostrophe #noisystream #Vocaloid #UTAU #CeVIO #AquesTone #Cadencii #Sinsy #SynthesizerV
Bonjour~!
Mình mới trải qua một giấc ngủ sâu, dài chừng hai tiếng rưỡi. Giờ bản thân mình đang cảm thấy rất hứng khởi như đoạn nhạc ngắn này, mời các bạn cùng nghe nhé.
"World End Heaven"
Nhạc, lời, phối khí: 164
Ca sĩ: Kurokumo
Bản nhỏ tiếng, kèm theo video quay chính 164 tự chơi trống và guitar điện → https://www.youtube.com/watch?v=xNpwHWKtIjE
Bản to tiếng hơn, sử dụng trong một game phát hành trên PlayStation Vita → https://www.youtube.com/watch?v=auebTxPAKB8
Nghe tiếp bài hát mới nhất nhé.
"Boku wa Mada Shinenai"
Nhạc, lời, phối khí: 164
Ca sĩ: Hatsune Miku (trộn các phiên bản giọng: Original, Soft và Solid)
Video: Ootori
https://www.youtube.com/watch?v=-d2KqenB5AE
164 là ai?
164 đã là một nhạc sĩ Vocaloid người Nhật có khuynh hướng làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp từ năm 2008. Thể loại âm nhạc chủ yếu là pop/hard rock (khi phối hợp với Vocaloid thì sẽ thành Vocarock). Thời gian đầu anh chủ yếu chọn Hatsune Miku như là người bạn đồng hành một cách trung thành và tận tuỵ. Lâu lâu sau, anh chuyển sang một nhân vật Vocaloid khác tên là GUMI (Megpoid) trong một chặng đường mới dài hơi hơn. Tuy nhiên bản thân anh chưa thật sự từ bỏ Hatsune Miku, khi anh vẫn còn tiếp tục cho cô hát phụ trợ (support), và gần đây là thật sự quay trở lại việc cho cô hát chính ở một số bài mà cô thật sự có thể phát huy được hết khả năng. Đặc biệt đã có vài lúc anh còn tạo điều kiện cho Kagamine Rin thể hiện một vài bài của mình nữa cơ!
Vắn tắt về 164 trên Vocaloid Wikia → http://vocaloid.wikia.com/wiki/164
#j2team_relax #j2team_discussion #vocaloid #vocarock #jrock #poprock #rock #hatsunemiku #gumi #megpoid #kagaminerin #lq2_apostrophe #noisystream
[CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT]
<Âm nhạc><Công nghệ thông tin>
Sáng thứ Sáu trời lạnh, làm chút hơi ấm với bài hát này nhé mọi người!
Roki / Mikito-P feat. Kagamine Rin
https://www.youtube.com/watch?v=Xg-qfsKN2_E
Hoạ sĩ: Rocor (Rokoru)
Mọi người cứ thoải mái nghe và cảm nhận tính linh hoạt ("tính nhạc") trong bài nha. Ở phiên bản chính mà mình đang chia sẻ ở đây, Mikito-P vừa sáng tác, vừa phối nhạc, vừa tự hát (giọng nam), vừa thực hiện tinh chỉnh giọng đối với Kagamine Rin (một nhân vật Vocaloid đã có từ engine Vocaloid 2, hiện nay đã là phiên bản V4X tương ứng với engine Vocaloid 4).
Bản dịch nghĩa tiếng Anh → http://vocaloidlyrics.wikia.com/wiki/%E3%83%AD%E3%82%AD_(Roki)
(Hiện tại chưa tìm thấy bản dịch nghĩa hay lời Việt.)
#j2team_relax #j2team_discussion #vocaloid #KagamineRin #mikitoP #rock #poprock #jrock #vocarock
P.S.: Chuyên mục phần cứng+hệ điều hành+sao lưu tuần này vẫn còn mở nhé! https://www.facebook.com/groups/j2team.community/permalink/806245969707525/
[CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT]
<Âm nhạc><Công nghệ thông tin>
Sáng thứ Sáu trời lạnh, làm chút hơi ấm với bài hát này nhé mọi người!
Roki / Mikito-P feat. Kagamine Rin
https://www.youtube.com/watch?v=Xg-qfsKN2_E
Hoạ sĩ: Rocor (Rokoru)
Mọi người cứ thoải mái nghe và cảm nhận tính linh hoạt ("tính nhạc") trong bài nha. Ở phiên bản chính mà mình đang chia sẻ ở đây, Mikito-P vừa sáng tác, vừa phối nhạc, vừa tự hát (giọng nam), vừa thực hiện tinh chỉnh giọng đối với Kagamine Rin (một nhân vật Vocaloid đã có từ engine Vocaloid 2, hiện nay đã là phiên bản V4X tương ứng với engine Vocaloid 4).
Bản dịch nghĩa tiếng Anh → http://vocaloidlyrics.wikia.com/wiki/%E3%83%AD%E3%82%AD_(Roki)
(Hiện tại chưa tìm thấy bản dịch nghĩa hay lời Việt.)
#j2team_relax #j2team_discussion #vocaloid #KagamineRin #mikitoP #rock #poprock #jrock #vocarock
P.S.: Chuyên mục phần cứng+hệ điều hành+sao lưu tuần này vẫn còn mở nhé! https://www.facebook.com/groups/j2team.community/permalink/806245969707525/