> #j2team_relax #fact
# **15 Sự Thật Thú Vị Về Ngành Lập Trình **
1. Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một người phụ nữ tên là [Ada Lovelace](https://vi.wikipedia.org/wiki/Ada_Lovelace) .Giờ thì các bạn đã hiểu tại sao ngôn ngữ lập trình nó lại phức tạp như vậy rồi chứ.
1. Trò chơi trên máy tính đầu tiên được sáng tạo ra năm **1961** và nó chẳng kiếm được xu nào cả.
1. Virus máy tính đầu tiên được được tạo năm **1983**. Và từ đó các chủng virus máy tính khác ra đời và lây lan còn nhanh hơn cả Covid 19.
[Xem thêm…](https://codelearn.io/sharing/15-su-that-thu-vi-ve-nganh-lap-trinh)
#j2team_share #fact #captcha #google
Hỏi: Kế hoạch thông minh, sắc sảo nhất mà bạn từng thấy trong kinh doanh là gì?
Trả lời: Sriraman Madhavan, Stanford Statistics | Kỹ sư Facebook
========
Khai thác 750 triệu bộ não con người dùng để số hóa những quyển sách.
Nếu bạn không sống dưới Dwayne Johnson (sống trong hang đá - ND) trong suốt thập kỷ vừa rồi, hẳn bạn sẽ thấy cái này.
Nó được gọi là Captcha và được sử dụng để đảm bảo rằng một người dùng trên website thực là con người, bởi hiện nay máy tính vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc những dòng chữ như thế. Nó viết tắt cho cụm từ “Completely Automated Public Turing Test to Tell Computers and Humans Apart” (Phép Thử Turing Công Khai Hoàn Toàn Tự Động Để Phân Biệt Con Người Và Máy Tính).
Và khi hàng ngàn trang web bắt đầu sử dụng nó vào giữa những năm 2000 để đảm bảo rằng những con bot không làm loạn trang của họ lên, gần 200 triệu captcha được gõ mỗi ngày. Và giả sử rằng gõ mỗi chữ tốn khoảng 10-12 giây, hàng tỷ phút công sức thực sự của con người đã thực sự bị lãng phí.
Luis Von Ahn, một trong những người đã tạo ra Captcha, giải thích trong bài nói trên TED cực kỳ hấp dẫn nàyrằng sau đó ông đã nhận ra rằng rất nhiều công sức của con người có thể được sử dụng để số hóa các quyển sách, để khiến những quyển sách đó dễ đọc và có thể tìm kiếm được.
Vì thế, họ đã tạo ra reCaptcha. Có thể bạn sẽ chú ý rằng thi thoảng, bạn phải gõ hai từ thay vì một:
Đây này, một từ được sử dụng để khéo léo kiểm tra xem bạn có phải con người hay không. Và từ kia nằm trong bản scan của một cuốn sách cũ nào đó và xuất hiện trước mặt bạn để bạn có thể số hóa nó.
Google đã mua lại nó vào năm 2009. Và đoán xem điều gì xảy ra? ReCaptcha được dùng (phần lớn vào những trang sách không thể được scan một cách chính xác) để số hóa TẤT CẢ các quyển sách trên Google Books, để giúp mọi người có thể tìm kiếm chúng. Chúng ta đã thực hiện việc đó cùng nhau. Và hoàn toàn miễn phí!
Và Google đã tiếp tục sử dụng nhận dạng ảnh bằng reCaptcha để có những bộ dữ liệu được phân loại dùng trong nghiên cứu AI:
Và chúng ta VẪN đang làm việc đó miễn phí. Đã đến lúc thêm cụm từ “Chuyên Gia Phân Loại Dữ Liệu Cao Cấp tại Google Inc” vào CV của bạn rồi, đúng không? :P
https://www.quora.com/Whats-the-shrewdest-smartest-maneuver-youve-ever-seen-in-business/answer/Sriraman-Madhavan
#j2team_share #Excel #Microsoft #fact #vmc
Hỏi: Có đúng là khoảng 4000 tính năng của Microsoft Excel không bao giờ được sử dụng không?
Trả lời: Don Dodge, Quan hệ Nhà phát triển tại Google (2009-nay)
==============
Tôi đã làm việc tại Microsoft trong vòng 5 năm và đã nhiều lần làm việc với nhóm Excel. Đúng là có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các tính năng/hàm KHÔNG được phần lớn người dùng sử dụng. Song, bạn hãy cứ yên tâm rằng mỗi tính năng trong số đó là kết quả từ những yêu cầu của khách hàng.
Khi bạn tạo ra một thứ như Excel, một sản phẩm được hàng trăm triệu người trên toàn cầu với hàng triệu ứng dụng khác nhau, sẽ có những tính năng đối với các “trường hợp riêng” mà phần lớn người dùng đều chẳng thấy hứng thú.
Thông thường, một khách hàng lớn nào đó sẽ yêu cầu một tính năng khá khó hiểu mà họ cần có đối với nghiệp vụ độc nhất của mình. Họ sẽ dọa không mua bản mới, hoặc mua một thứ gì đó khác, trừ khi tính năng đó được bổ sung. Ngay cả đối với những trường hợp như vậy, Nhà Quản Lý Sản Phẩm cũng rất miễn cưỡng khi thêm tính năng đó vào. Nhưng trong suốt quá trình kéo dài 30 năm hoặc hơn thế, hàng ngàn tính năng và hàm đã được bổ sung vào. Và một khi được thêm vào, gần như không thể loại bỏ chúng đi do lo ngại gây ảnh hưởng tới khách hàng hiện tại. Chào mừng bạn đến với việc quản lý sản phẩm doanh nghiệp!
https://www.quora.com/Is-it-true-that-about-4-000-features-of-Microsoft-Excel-are-never-used/answer/Don-Dodge
#cpu #fact #j2team_share #overclock
Hỏi Tại sao tốc độ vi xử lý của chúng ta vẫn kẹt trong khoảng 3-3.5 GHz? Nhiều năm rồi! Cái gì kìm hãm chúng ta lại vậy?
Brian Knapp, Christian, Kỹ Sư Phần mềm. Tôi viết blog tại Code Career Genius
========
Câu trả lời ngắn nhất cho câu hỏi này là nhiệt độ. Đặc biệt là khi bạn không thể làm cho phần lớn các vi xử lý nhanh hơn nhiều mà lại không cải thiện khả năng loại bỏ nhiệt từ con chip đó.
Đó là lý do tại sao bất kỳ ai thích ép xung để có hiệu năng cao cuối cùng rồi cũng phải lao vào vòng xoáy của việc đầu tư vào những thứ như tản nhiệt nước, rất nhiều quạt, và những thiết bị liên quan đến việc xử lý nhiệt độ.
Nếu bạn từng vào một trung tâm dữ liệu hoặc một môi trường điện toán quy mô lớn, thi thoảng bạn sẽ chú ý tới việc bao nhiêu nỗ lực được dồn vào việc làm mát và quản lý luồng không khí của toàn bộ hệ thống.
Tất cả đều quy về một sự thật là bộ xử lý càng chạy nhanh, nó càng tỏa nhiều nhiệt. Nếu một vi xử lý nóng quá, nó ngưng hoạt động (đôi khi trông còn khá đẹp mắt nữa).
Vì thế, quay lại những năm 2000 khi Intel phát hành chip Pentium 4, và nó là một trong những vi xử lý nhanh nhất Intel từng sản xuất.
Giờ bạn có thể thắc mắc, không phải những vi xử lý ngày nay nhanh hơn sao?
Thực sự thì, không hẳn như thế.
Pentium 4 là con chip đạt tới điều mà tôi đoán là bạn có thể gọi với cái tên ranh giới nhiệt độ đối với xung nhịp. Intel muốn tung ra những chip trong khoảng 3GHz với dòng Pentium 4.
Vấn đề mà Pentium 4 đã đặt ra một cách rõ ràng là trừ khi Intel có thể giải quyết chuyện tản nhiệt, còn không sẽ rất khó để có thể sản xuất được một con chip vận hành ổn định ở tốc độ trên 3-3,5 Ghz.
Đó là lý do Intel chuyển sang làm vi xử lý đa nhân. Làm nhiều nhân vận hành với hiệu năng cao dễ hơn là tăng tốc một nhân lên trên mức 3 Ghz.
Vì thế, cuộc cách mạng đa nhân đa nhân diễn ra và Intel làm việc cực kỳ chăm chỉ để cải thiện mức độ hiệu quả, số nhân và số câu lệnh mà vi xử lý có thể kiểm soát một cách thông minh.
Kết quả thuần túy là trong phần lớn các nhiệm vụ, vi xử lý của chúng ta hoạt động tốt hơn nhiều so với 15 năm trước.
Nhưng có một lưu ý thêm trong lần hồi tưởng này.
Chip Pentium 4 thực sự có thể đạt mức trên 5 GHz!
Đọc bài viết này trên Tom’s Hardware, mà xem đó là một trong những câu chuyện ép xung ưa thích nhất của tôi… ( https://www.tomshardware.com/reviews/5-ghz-project,731.html )
Tóm tắt là những gã ở Tom’s Hardware sử dụng Ni tơ lỏng để làm mát chip Pentium 4 và họ ép xung nó lên tới mức 5,25 Ghz ở -196 độ °C.
Thực sự thì điều này không thực dụng lắm đối với bất kỳ loại tính toán thông thường nào. Tôi chắc rằng duy trì nhiệt độ và tất cả những thứ đó sẽ là điều khá là không thể đối với một nền tảng ổn định dành cho những tính toán hằng ngày.
Nhưng việc này không phải là về tính toán thông thường. Phép thử đó để xem xem giới hạn vật lý đối với sức mạnh xử lý là gì và cuối cùng, giới hạn đó là 5.25 Ghz trên chip Pentium 4.
Đại để nó cũng như kiểu kiểm tra tốc độ của một chiếc xe có tên lửa đẩy trên mặt đất. Ngầu đấy, nhưng bạn vẫn sẽ lái Honda Civic đi làm hằng ngày thôi (ND - mình còn k có wave tàu :'( ).
Vì thế, tổng kết lại tất cả lịch sử tính toán chất lừ này...
Chuyển tốc độ chip lên trên mức 3 hoặc 3,5 Ghz cho người dùng phổ thông là không thực dụng (và thậm chí là không thể). Có thể ép xung lên mức cao hơn, nhưng có giới hạn nhiệt độ đấy.
Thêm nhiều nhân cho một CPU dễ và thực dụng hơn nhiều so với ép xung qua một điểm giới hạn nào đó.
Trong tương lai, nhiều khả năng bạn sẽ thấy một chip 128 nhân hơn là một CPU 128 Ghz.
https://www.quora.com/Why-are-we-still-stuck-within-the-3-3-5-GHz-range-in-terms-of-processor-speed-Its-been-years-Whats-holding-us-down/answer/Brian-Knapp-1
ND: Ai còn nhớ thời chờ cho clock speed lên từ 800 Mhz cho đến 1,2 Ghz, như Pen II, Pen III dần dần tới 3 Ghz như Pen IV thì chắc cũng già rồi :)