#j2team_news
NGUỒN CƠN ĐẰNG SAU DỰ THẢO LUẬT TẠI ÚC TÍNH PHÍ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI FACEBOOK GOOGLE
Mới đây, ngày 20/4 Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg cho biết vì các cuộc đàm phán giữa hai đại gia công nghệ Mỹ là Google và Facebook cùng các nền tảng truyền thông truyền thống đã không thể đi đến một thỏa thuận tự nguyện, do đó chính phủ Úc sẽ vào cuộc và cơ quan giám sát cạnh tranh sẽ công bố dự thảo luật tính phí bản quyền tin tức vào cuối tháng 7 tới.
Theo đó, chính phủ Úc mong muốn trở thành quốc gia đầu tiên bắt buộc Google và Facebook trả tiền cho các nội dung tin tức từ các hãng truyền thông truyền thống trong nước. Điều mà trước đó Pháp cùng Tây Ban Nha đã thất bại.
Từ lâu, Google và Facebook đã không còn được coi là những công ty công nghệ đơn thuần mà họ còn đóng vai trò vẽ lại bức tranh truyền thông.
Các con số thống kê đã chỉ ra 44% người Mỹ, con số lớn hơn nếu tính cả thế giới, chọn Facebook làm nguồn tin tức hằng ngày cho mình. Còn với Google, thông qua việc phục vụ tìm kiếm thông tin, công ty này đã hấp thu tất cả thông tin trên thế giới diễn ra ngay trên một nền tảng mở.
Gộp chung lại, theo điều tra vào năm 2016, Facebook và Google đã chiếm 103% tăng trưởng doanh thu của thị trường truyền thông số so với năm 2015.
Tại hội nghị của những hacker chuyên nghiệp năm 1984, Stewart Brand, sáng lập viên của the Whole Earth Catalog, đề xuất công thức của ông ấy về thông tin như sau:
“Một mặt, thông tin muốn trở thành thứ đắt đỏ vì có giá trị. Thông tin đúng đặt vào đúng vị trí có thể làm thay đổi cuộc đời bạn. Mặt khác, thông tin cũng muốn được tự do, bởi vì chi phí để lấy nó càng ngày càng thấp và sẽ luôn luôn giảm. Vì thế, bạn luôn bị hai điều này tranh đấu với nhau trong tư tưởng.”
Cũng giống với hầu hết chúng ta, thông tin cũng rất muốn trở nên hấp dẫn, thu hút, độc đáo và được trả lương cao. Thông tin muốn bản thân trở nên đắt giá.
Công ty truyền thông thành công nhất ở Mỹ, ngoài Google và Facebook, đó là Bloomberg. Cách làm của Michael Bloomberg là bán thông tin: kết hợp thông tin của người khác và thông tin riêng của hãng tin, cộng thêm một lớp thông tin thông minh – đây chính là bí quyết – để làm thông tin của hãng tin trở thành hàng quý hiếm.
Quả thật, thông tin của họ có giá cao và phục vụ cho hệ thống phân phối riêng của họ. Nếu bạn muốn có loại thông tin nhanh, có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn, nên đăng ký với Bloomberg, bạn sẽ được trang bị một cổng thông tin riêng tại văn phòng, và sau đó bạn cứ việc cuộn màn hình với hàng đống tin tức và dữ liệu tài chính đáng giá.
Cái vế trong câu nói của Steward Brand về “thông tin muốn trở thành thứ đắt đỏ” dường như đã bị cắt bỏ bởi các công ty tìm kiếm thông tin miễn phí.
Thật vậy, luôn có sự đấu tranh căng thẳng giữa hai vấn đề mà Brand đã đề cập và dường như trong sự căng thẳng đó, ông ấy cũng đã nhìn thấy trước được sự sáng tạo sẽ ra đời.
Google (và Facebook trong một ngữ cảnh khác) hiểu rất rõ sự đấu tranh căng thẳng này. Họ tận dụng việc giảm chi phí phân phối thông tin bằng cách để cho người sử dụng truy cập vào một thế giới thông tin đáng giá, sau đó trích xuất hàng tỷ đô la giá trị bằng cách đóng vai trò một người gác cổng thông tin.
Facebook thì đi theo cách khác. Họ khai thác sự căng thẳng của hai vế thông tin: chi phí càng ngày càng rẻ và giá trị luôn luôn cao. Đây là một đòn khóa trong môn võ jujitsu lợi hại hơn cả Google. Facebook làm cho người sử dụng tự tạo ra nội dung, sau đó bán nội dung đó cho các nhà quảng cáo để quảng cáo ngược lại cho người sử dụng tạo ra nội dung đó.
Facebook không hề “đánh cắp” hình ảnh con cái của chúng ta (chúng ta tự đưa lên mà) và những bài bình luận chính trị rỗng tuếch, nhưng họ đã trích xuất được hàng tỷ đô la từ những thông tin đó bằng những công nghệ và sáng tạo mà với tư cách cá nhân, chúng ta chưa hề biết đến. Đó mới là cách “mượn” đẳng cấp thế giới.
Nếu muốn biết thêm những góc khuất, bản chất của những công ty công nghệ hàng đầu như Google hay Facebook cũng như lý do dẫn tới việc chính phủ Úc đưa ra dự thảo luật nêu trên, bạn có thể tìm đọc cuốn Tứ đại quyền lực của tác giả Scott Galloway.
#tudaiquyenluc #firstnews
#j2team_share
Giáo sư Richard Thaler (Nobel kinh tế 2017) đã tiến hành một thí nghiệm thú vị trong lớp học tại đại học Cornell để đo lường hiệu ứng sở hữu.
Ông phân phát những cốc café cho một nửa số sinh viên và bảo họ hoặc là mang về nhà, hoặc bán đi với mức giá họ tự định ra.
Rồi ông lại hỏi một nửa số sinh viên không được phát cốc xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một chiếc cốc. Nói cách khác, Thaler lập ra một phiên chợ bán những cốc café.
Người ta sẽ nghỉ rằng có khoảng 50% số sinh viên sẽ sẵn sàng tham gia phiên chợ dù bán hay mua một chiếc cốc. Thế nhưng kết quả thấp hơn nhiều. Vì sao?
Vì trung bình thì người sở hữu sẽ không chịu bán dưới giá 5,25 USD (giá bán ra thấp nhất là 5,25 USD), còn người mua sẽ không trả hơn 2,25 USD cho một cốc (giá mua vào thấp nhất là 2,25 USD).
Có thể kết luận rằng, chúng ta giỏi thu thập các thứ hơn là vứt bỏ chúng.
Điều này không chỉ giải thích vì sao chúng ta chất đầy nhà các thứ lỉnh kỉnh, mà còn giải thích vì sao những người yêu tem, đồng hồ và các tác phẩm nghệ thuật hiếm khi từ bỏ bộ sưu tập của họ.
Hiệu ứng sở hữu biểu hiện rõ rệt trong lĩnh vực nhà đất. Những người bán nhà trở nên gắn bó với ngôi nhà của họ và do đó luôn đánh giá quá cao giá trị của chúng. Họ chê giá thị trường và trông đợi người mua trả cao hơn- điều hoàn toàn ngớ ngẩn vì phần chênh lệch này chính là giá trị tình cảm.
Thaler đã tập hợp những nghiên cứu của mình để cho ra đời cuốn sách có tựa đề Cú hích (Nudge). Sách chỉ ra các tác động cần thiết để giúp con người vượt qua định kiến, loại bỏ thói quen làm theo người khác để tránh phạm lầm ngớ ngẩn khi phải đưa ra quyết định như ví dụ đã kể trên.
Mỗi ngày, chúng ta thực hiện đủ loại quyết định, nhưng đáng tiếc là chúng ta thường có những lựa chọn tồi tệ (…). Lý do là vì con người dễ bị tác động bởi nhiều định kiến khác nhau, người ta cần những cú hích trước những quyết định khó khăn và hiếm khi xảy ra, mà hiện thời họ không có đủ thông tin" - lời giới thiệu của quyển sách viết.
Đây là cuốn sách phải đọc đối với bất kỳ những ai muốn tạo nên sự khác biệt và làm cho những sự việc xung quanh chúng ta vận hành hiệu quả hơn. Chắc chắn nó sẽ nâng tầm các quyết định của bạn thông minh hơn và làm cho cuộc sống chính bạn sáng tạo, tốt đẹp hơn.
#cuhich #FirstNews #TriViet