#j2team_science #HT
r/science
u/skoalbrother (26.5k points)
Các nhà nghiên cứu tìm ra được một pha mới của carbon, tạo ra được kim cương ở nhiệt độ phòng.
____________________
https://redd.it/3uvg0o
____________________
u/swiftb3 (638 points)
Ngoài ra, Q-carbon cứng hơn kim cương, và phát sáng khi tiếp xúc với mức năng lượng thấp.
OK, bây giờ điều đó nghe thật tuyệt vời.
____________________
u/huphelmeyer (3.8k points)
> Q-cacbon có vài đặc điểm khác thường. Một trong số đó là nó có khả năng "sắt từ" mà các dạng khác của cacbon không hề có.
> "Chúng tôi cũng không nghĩ là nó có khả năng "sắt từ" đâu", Narayan cho hay.
> Ngoài ra, Q-cacbon cứng hơn kim cương, và phát sáng khi tiếp xúc với năng lượng thấp.
>u/rg44_at_the_office (3.9k points)
> Q-carbon is harder than diamond.
Ơ dcm, sao cái này đ phải là tiêu đề??
>u/[deleted] (212 points)
Có vật liệu phi kim nào có khả năng "sắt từ" không? Tôi nghĩ oxy lỏng là có khả năng "thuận từ" nhưng mà tôi không nghĩ ra được bất kì thứ gì có khả năng "sắt từ"
Edit: Thực tế, Oxy là chất "thuận từ".
> **T/N: Sắt từ** là các chất có từ tính mạnh, hay khả năng hưởng ứng mạnh dưới tác dụng của từ trường ngoài, mà tiêu biểu là sắt (Fe), và tên gọi "sắt từ" được đặt cho nhóm các chất có tính chất từ giống với sắt. Các chất sắt từ có hành vi gần giống với các chất thuận từ ở đặc điểm hưởng ứng thuận theo từ trường ngoài.
> **T/N:Thuận từ** là những chất có từ tính yếu (trong ngành từ học xếp vào nhóm phi từ, có nghĩa là chất không có từ tính).
>u/l0calher0 (313 points)
Vật liệu "sắt từ" nghĩa là loại vật liệu có thể bị nhiễm từ khi cọ xát với nam châm. Giải thích cho mấy ông không biết như tui.
>u/Kaellian (178 points)
> And glows when exposed to even low levels of energy.
Mấy ổng có ý gì khi nói nó phát sáng? Nó phát sáng trong vùng quang phổ nhìn thấy được?
Tất cả mọi thứ đều phát sáng khi tiếp xúc với năng lượng mà.
>u/derphurr (69 points)
tl; dr Một lớp phim tráng cacbon mỏng được nung nóng bởi laser tạo ra lớp phim phủ kim cương từ 50 nm tới 500 nm (Nhiệt độ phòng, áp suất 1atm). Ứng dụng thực tế của công nghệ này dùng cho chất bán dẫn thôi.
>u/TaylorAway (85 points)
Bây giờ họ đã có thể tạo ra kim cương tổng hợp trong một thời gian rồi và sử dụng nó trong các máy công nghiệp. Điều tôi quan tâm là nó có giống chất lượng trang sức của kim cương mà chúng ta thường thấy không? Vâng, nó phát sáng, nhưng bao nhiêu?
>>u/rodgerd (155 points)
> What I'm interested in is does it look like the jewelry quality of diamonds we're used to seeing?
Chất lượng của kim cương tổng hợp đã tốt hơn so với kim cương được khai thác quá nhiều rồi. Sự biến mất của các khiếm khuyết là một trong những tiêu chí đánh giá khác biệt của các thợ hoàn kim.
> T/N: Kim cương khai thác tự nhiên sẽ có các khiếm khuyết, điều này là không tránh khỏi được . Còn kim cương tổng hợp được làm theo kiểu công nghiệp nên không có các khiếm khuyết. Các thợ hoàn kim dựa trên mấy cái khiếm khuyết này để đánh giá chất lượng của kim cương.
>>u/CookieOfFortune (186 points)
Họ chỉ có thể làm ra những lớp phim mỏng phủ kim cương thôi, nó không phải là thứ để sản xuất hàng loạt như đồ trang sức đâu. Nhưng mà nó có thể dùng trong linh kiện điện tử.
>>u/mindbleach (168 points)
Trang sức là ứng dụng kém thú vị nhất của kim cương tổng hợp theo nghĩa đen luôn á.
>>u/GoldenGonzo (40 points)
Mấy viên kim cương trong hình không phải là kim cương được làm ra bởi công nghệ hay quá trình này đâu. Chỉ là cái tiêu đề thôi.
____________________
u/alizenweed (1.0k points)
Có vẻ như mấy ổng đang nhầm giữa "thể" và "thù hình" và có nhiều hơn 3 dạng thù hình của cacbon.
>u/alephnul (545 points)
Trời ạ, ông sẽ có người đọc nhiều hơn khi dùng "thể" thay cho "thù hình". Tôi đoán sơ thì có lẽ 5% dân số biết được cái từ "thù hình" này. Khả năng 15% khác sẽ nhận ra được cấu trúc của từ và hiểu được ý chính của bài viết.
>u/stewmberto (73 points)
Nhưng mà cái này là một pha mới cơ mà, đâu phải là dạng thù hình mới. Than chì và kim cương thực tế là các pha của cacbon, có nghĩa là có sự gián đoạn trong các tính chất nhiệt động bậc nhất của chúng liên quan đến nhiệt độ và áp suất khi thay đổi pha. Tôi xếp Q-cacbon như một trường hợp tương tự, với điều kiện là các nhà nghiên cứu đồng ý xem nó như là một pha
>u/notdeadyetbob13 (53 points)
Mấy ông giải thích cho tui pha là gì và thù hình khác gì nhau đi?
>>u/metalgrizzlycannon (4 points)
Thù hình về cơ bản là những cách khác nhau để sắp xếp cùng một thứ. Các nguyên tố như carbon có thể liên kết với các nguyên tố khác nhưng sự sắp xếp cấu trúc tinh thể sẽ tạo ra các vật liệu vĩ mô (vật liệu thực tế) khác nhau với các tính chất khác nhau. Về cơ bản, carbon có thể tạo thành các vòng 2D cơ bản và xếp chồng lên nhau như than chì, tạo thành các cấu trúc 3D cứng cáp để tạo ra một viên kim cương hoặc tạo ra một quả cầu khổng lồ gọi là buckepterfullerene.
Để tham khảo về than chì và kim cương: http://igcsechemisrtynotes.blogspot.ca/2009/11/dihua-and-graphite-igcse-gcse.html
Đối với các quả bóng buckecerfullerene: https://en.wikipedia.org/wiki/Buckminsterfullerene
Pha dùng để chỉ pha của vật chất như chất lỏng rắn hoặc khí.
>u/2-CI (2 points)
Nhưng ferrite và austenite đều là các pha và các dạng thù hình của sắt. Đó là một tình huống khác nhau cho các chất rắn nơi các phân tử rời rạc không tham gia và chỉ có cấu trúc tinh thể khác nhau.
____________________
u/bubbly_bear (623 points)
Vậy thì.... khi nào điện thoại với màn hình bằng kim cương mới ra mắt?
>u/decaplegicsquid (665 points)
Không có chuyện đó đâu. Cứng cũng đồng nghĩa với giòn đấy.
>u/jsveiga (5 points)
Apple đã cố làm một cái iphone có màn hình bằng shapphire nhưng mà nó hông có hoạt động. Chắc tại vì các lí do như nó giòn bởi ông trên đã nói hay là tại vì quy mô sản xuất đấy.
____________________
Trans by HT from Phường
[r/Simulated] **Alpha-Phoenix** • 7.7k points • x1 gold - x2 silver
# TÔI VIẾT MỘT CHƯƠNG TRÌNH CÓ THỂ CHO TÔI MÔ PHỎNG HÀNG TRIỆU CÚ ĐÁNH GOLF CÙNG MỘT LÚC - ĐÔI KHI TRÊN CÁC PHÔNG NỀN XANH THỰC TẾ, NHƯNG MÀ TÔI THÍCH TẠO RA CÁC PHIÊN BẢN MÔ PHỎNG CÓ KỊCH BẢN ĐIÊN RỒ VÀ VỌC VẠCH VỚI CÁC LỰC KÉO, LỰC HẤP DẪN HÌNH ẢNH ĐẦY MÀU SẮC Ở BÊN TRÁI LÀ "KHÔNG GIAN PHA" (X LÀ GÓC VÀ Y LÀ TỐC ĐỘ) CHO MỖI LẦN MÔ PHỎNG. [OC][MATLAB]
__________________________
✍️ **Alpha-Phoenix** • 187 points
Tôi đã viết chương trình mô phỏng trong video này để mô phỏng tính chất vật lý của điều kiện đầu. Cái bảng đồ hoạ bên trái trong mỗi trường hợp là sơ đồ "không gian pha" ( Điều kiện ban đầu của góc đánh trên trục X và vận tốc đầu được biểu diễn theo trục Y.) Mỗi pixel là một quả bóng riêng lẻ được đánh theo một điều kiện đầu khác nhau. Màu trắng thể hiện nó đáp xuống lỗ, màu đỏ nghĩa là nó rơi xa cái lỗ và màu xanh nghĩa là nó rớt gần cái lỗ đó. Tôi dùng thuật toán Verlet năng lượng 2D để lặp lại chuyển động của các quả bóng - tất cả dùng CPU, không GPU. Đấy là một mô phỏng 2D, do đó mô phỏng này bị bản chất 3D của phác hoạ này làm mờ nhạt đi. Tôi lấy độ dốc của các hình "green height" để lấy trường vector 2D tác động lên các quả bóng, sau đó vẽ các quả bóng theo toạ độ Z bên phải.
✍️ >**itsaworkalt** • 43 points
Đây là một video chất lượng cao và tuyệt vời. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thành công nếu bạn tiếp tục tìm thấy những chủ đề thú vị như này.
✍️ >**Helpful_guy** • 15 points
Điều này thực sự hấp dẫn. Tôi không chơi golf dù chỉ một chút và tôi chưa làm gì ở MatLab kể từ khi học đại học, nhưng cuối cùng tôi đã xem toàn bộ video. Bạn làm một công việc tuyệt vời để trình bày những thứ phức tạp trong một hình thức thú vị!
__________________________
✍️ **HappyIdiot83** • 378 points
Tôi thích nhìn thấy những vệt thể hiện các đường đi của các quả bóng. Và rõ ràng bạn có thể thấy tất cả trường hợp để bóng vào lỗ.
✍️ >**ragingmoderate1776** • 6 points
Cái hình ở bên trái cung cấp thông tin cho bạn đó. Một vài cái hình trông trực quan hơn mấy cái hình khác.
__________________________
✍️ **LemurKermit** • 4 points
Có nhiều lực cản trong các vùng tối hơn à? Nhân tiện thì mấy cái này trông ngầu và tôi chỉ muốn học lập trình ngay bây giờ thôi.
__________________________
✍️ **jonbrant** • 10 points
Điều này thật tuyệt. Tôi theo dõi sub này ngay tức khắc. Bạn đã từng làm việc với Unity chưa? Matlab ngầu đó, nhưng ít phổ biến. Tôi cảm thấy như bạn có thể tiếp cận đối tượng lớn hơn với nó. Ngoài ra tôi muốn code của bạn. Lol
__________________________
✍️ **toshels** • 2 points
Oh tôi ghét Matlab vãi, tôi có thể làm điều này trong Uni. Nhưng video này làm cho tôi thích nó hơn.
__________________________
> Thuật toán Verlet: Xét mô hình hệ nhiều hạt, ta cần đưa ra phương pháp tích phân số để tính quĩ đạo của từng hạt. Bằng việc mô phỏng các phương trình chuyển động của Newton, ta có thể kiểm tra tính ổn định của nghiệm số thông qua việc xem xét năng lượng tổng cộng hệ, đảm bảo năng lượng này không lệch khỏi giá trị ban đầu. Như vậy khi cho hệ tiến triển theo thời gian, nếu biết các tham số vĩ mô (toạ độ, vận tốc, gia tốc, động năng, thế năng, năng lượng, áp suất, nhiệt độ…) của hạt ở một thời điểm nào đó thì các tham số đó của hạt tại thời điểm tiếp theo cũng được xác định. Do đó ta hoàn toàn mô phỏng được sự thay đổi các tham số hệ nhiều hạt theo thời gian, nếu cấu hình ban đầu của hệ được chọn ngẫu nhiên thì kết quả sẽ rất gần với các hệ nhiệt động trong thực tế. Thuật toán trên được gọi là thuật toán Verlet áp dụng cho một thành phần chuyển động của hạt.
> P/s: Công thức tính cụ thể các bạn có thể tra google
## Thông tin bài viết:
* Bài gốc: https://j2team.dev/rd/czmtro
* Dịch bởi HT from Phường qua [Công cụ dịch của J2TEAM](https://j2team.dev/tools/translate/reddit).
...
#j2team_community #j2team_rd_czmtro #HT // Sponsor: **APKCombo**
#j2team_science #HT
r/science
Một vật liệu vô cùng tối đã được phát hiện, hấp thụ lại 99.996% ánh sáng chiếu tới (tối gấp 10 lần so với Vantablack hay bất kì vật liệu nào được phát hiện trước đó)
__________________________
Link reddit: https://redd.it/d49azl
__________________________
>u/JumpyPlug15 (5.1k points):
Tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực này, tất cả những gì tôi biết cũng chỉ nhớ mang máng thôi và có lẽ có vài chỗ sai đó. Nên mấy ông giúp tôi sửa nha.
**Vật liệu tối này có ích lợi gì??**
- Vật liệu tối không chỉ nghe cho ngầu, nó còn có rất nhiều ứng dụng nha.
- Ứng dụng phổ biến nhất là dùng trong kính viễn vọng ở ngoài không gian hoặc trên trái đất để phát hiện các ngoại hành tinh. Những kính thiên văn này dựa trên sự phát hiện ánh sáng của các ngôi sao, hành tinh theo thời gian. Khi mà có các hành tinh đi ngang qua kính thiên văn và ngôi sao đang được quan sát, hành tinh đó sẽ che lại ánh sáng của ngôi sao kia và cường độ sáng tương đối mà kính viễn vọng quan sát được sẽ bị giảm xuống. Nếu mà hiện tượng này xảy ra thường xuyên á, thì chúng ta suy luận ra được là có một cái gì đó tối lắm, đen lắm hấp thụ ánh sáng của ngôi sao và chặn ánh sáng lại. Phương pháp này gọi là trắc quan quá cảnh.
- Các kính viễn vọng và máy dò này á, cần phải cực kì nhạy vì các ngôi sao thường lớn hơn các hành tinh, do đó cường độ sáng giảm xuống rất nhỏ luôn. Do đó, bất kì nguồn sáng nào khác trong không gian (như mặt trời) đều có thể gây nhiễu trong quá trình quan sát và phá hỏng thí nghiệm liền. Đây là lí do vì sao việc chống nhiễu từ các nguồn sáng khác là một vấn đề lớn trong các thí nghiệm này.
- Các loại kính quang học khác như kính hiển vi cũng bị nhiễu vì hiện tượng rò rỉ ánh sáng, mà cái hiện tượng này á, nó sẽ làm cho chất lượng của môi trường quan sát giảm đi, ảnh hưởng tới người thực hành thí nghiệm. Vậy nên một lớp phủ của vật liệu đen này sẽ giảm hiệu ứng của hiện tượng này đi. (u/QuantumFungus).
- Vật liệu tối này cũng có thể được dùng để đo năng lượng của tia laser đó. ELI5 nha, đầu tiên á, bạn phủ một lớp vật liệu trong ống nano, sau đó chiếu tia laser vào ống này trong khoảng thời gian nhất định và đo xem thử ống nano này nóng lên bao nhiêu trong khoảng thời gian đó. Nếu mà các bạn biết được tính chất của ống nano, bạn có thể tìm ra được là tia laser mang bao nhiêu năng lượng. Tôi tin là có các phương pháp khác nhau để đo năng lượng laser á, nhưng mà đây là một phương pháp tuyệt vời để xác minh năng lượng của nó (u/hennypennypoopoo). Nhiệt lượng kế thường dùng trong việc đun nóng nước, nhưng mà để đo nhiệt lương trong trường hợp này thì thường dùng các cặp nhiệt điện hơn vì tính hiệu quả và thuận tiện của phương pháp này theo như tôi biết.
P/s: Không có nghĩ là tôi sẽ trích dẫn về nhiệt lượng của tia laser từ ông Hennypennypoopoo đâu. Nhưng mà cảm ơn ông nha!
> (T/N: Mình sẽ giải thích cho các bạn về các đo nhiệt lượng của laser. Về cơ bản, laser được xem là một chùm tia sáng có cường độ mạnh. Bài trước mình dịch về vật liệu chống nóng đã có giải thích về cách ánh sáng mang năng lượng, link mình sẽ để ở phía sau. Năng lượng không tự sinh ra hay tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, năng lượng của laser cũng vậy. Sau khi đem tia laser chiếu vào vật liệu tối kia, các bạn có thể biết được nhiệt dung riêng của vật liệu, cũng biết được khối lượng của vật liệu, các bạn chỉ cần đo nhiệt độ tăng giảm bao nhiêu là biết được nhiệt lượng trao đổi bao nhiêu theo công thức NHIỆT LƯỢNG = NHIỆT DUNG RIÊNG* KHỐI LƯỢNG * CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ. Nhưng bởi vì có hao phí của môi trường và vật liệu tối này chỉ hấp thụ 99.996% nên nhiệt lượng tính ra không đảm bảo hoàn toàn là năng lượng của laser mà chỉ là một phần lớn thôi.
> https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/544327069810839/)
**Vật liệu tối làm những điều phía trên như nào?**
Một lần nữa nhắc lại là tôi không phải là chuyên gia đâu, nhưng mà vật liệu đen này có cấu trúc bề mặt như một mớ ống làm từ nano cacbon vậỵ ( Nhưng mà dày hơn và đen hơn nhiều). Khi các photon đi vào bề mặt của vật liệu, chui qua các ống nano cacbon này, mấy cái hạt photon nó bị lạc luôn, bị nhốt trong khu rừng ống cacbon này và rất khó để chúng thoát ra được hay bị phản xạ lại.
**Làm sao để tạo ra được vật liệu tối?**
Vật liệu tối được tạo ra tình cờ bởi một tai nạn thôi á.
Nhóm nghiên cứu đang cố tìm ra các cải tiến để sản xuất ống nano cacbon trên bề mặt kim loại như lá nhôm, loại vật liệu mà dễ bị oxy hoá trong không khí á.
Điều này không ổn, vì nhôm lúc nào cũng có một lớp oxy hoá giữa lá nhôm và ống nano
> (T/N: Các bạn nào học hoá đã biết bên ngoài kim loại nhôm không bao giờ hoàn toàn là nhôm mà là một lớp oxit Al2O3, tính chất của lớp oxit này các bạn có thể tìm trên mạng á)
Để giải quyết quá trình oxy hoá, họ mới ngâm mấy lá nhôm trong môi trường nước mặn, sau đó chuyển qua môi trường chân không để ngăn cản lớp oxit mới tạo thành. Kết quả là cấu trúc của các ống nano cacbon lộn xộn một cách lạ thường và khả năng hấp thụ quang điện tử đa hướng cao bất thường (Hấp thụ ánh sáng từ mọi góc độ)
**Vật liệu tối này thì khác gì so với Vantablack?**
- Vantablack là các ống nano cacbon được xếp theo chiều dọc ( giống như một rừng cây mọc thẳng lên trời vậy) trong khi vật liệu này có cấu trúc các ống nano cacbon hướng ngẫu nhiên.
- Về cơ bản, hai cái này là một thôi á, chỉ có cấu trúc của tụi nó khác nhau thôi.
**Điều gì xảy ra với các photon bị nhốt trong vật liệu? Vật liệu sẽ nóng lên rất nhiều chứ?**
- Khi các photon nảy xung quanh vật liệu, chúng chuyển đổi năng lượng thành các dạng khác nhau và làm nóng lớp phủ và vật thể được phủ.
- Tuy nhiên, năng lượng đó tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn thôi vì các ống nano cacbon này có khả năng toả ra các bức xạ trong quang phổ không nhìn thấy được (phổ biến là hồng ngoại) như một vật đen tiêu chuẩn.
**Vật liệu mà tối nhất có bán trên thị trường là gì?**
- Black 3.0, hiện đang được gây quỹ, đây chắc là vật liệu đen thương mại hiện có á.
- Có ông nào đó gợi ý cho tôi về ý tưởng treo các mấy cái ống nano cacbon trong Black 3.0 và tôi nói thật nhá, đấy là một ý tưởng triệu đô á.
Thank for all the kind comments :)))
__________________________
Trans by HT from Phường
P/s: Hình ảnh minh họa cho Vantablack.
[r/science] **MistWeaver80** • 25.2k points
# SỰ TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT TỐI ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN BỞI CÁC QUAN SÁT ĐỘC LẬP, NHƯNG THỰC TẾ NÓ LÀ THỨ GÌ THÌ VẪN CÒN LÀ MỘT BÍ ẨN. THEO MỘT NGHIÊN CỨU MỚI NHẤT, TỐC ĐỘ HẠT AXION CUNG CẤP MỘT MÀNH GHÉP QUAN TRỌNG VỀ VẬT CHẤT TỐI.
>
__________________________
✍️ **phdoofus** • 1.2k points
Có ai giải thích cái này là gì được không?
✍️ >**atomfullerene** • 2.7k points - x2 take my energy
Lý thuyết về các hạt Axion đã được đề xuất nhưng các hạt hạ nguyên tử vẫn chưa được phát hiện. Nếu các hạt hạ nguyên tử tồn tại, các nhà khoa học sẽ giải quyết được một trong những vấn đề về "mô hình chuẩn" của vật lý hạt hiện tại. Một số dự đoán của lý thuyết không phù hợp với thực tế, nhưng nó sẽ phù hợp nếu như các hạt Axion thực sự tồn tại. Các hạt Axion cũng là ứng cử viên sáng giá cho khái niệm vật chất tối. Mấy dự đoán cho khối lượng và cách chúng tương tác với các hạt khác cũng tương tự như các dự đoán về khối lượng và cách mà vật chất tối cần có để mà tạo ra kết quả chúng ta quan sát được. Và có thể có rất nhiều hạt Axion, giống như là có vô số neutrino ở khắp mọi nơi vậy. Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây để ước tính số lượng hạt Axion được tạo ra trong vũ trụ sơ khai đã tạo ra quá ít trục tương tác quá yếu để tính lượng vật chất tối mà chúng ta nghĩ là tồn tại. Nghiên cứu này đưa ra một ý tưởng mới về cách các điều kiện ban đầu của vũ trụ có thể dẫn đến nhiều hạt Axion khác nhau tương tác mạnh hơn .... phù hợp với các tác động mà chúng ta thấy ngày nay của vật chất tối. Ngay bây giờ đây chỉ là lý thuyết, không phải là thử nghiệm. Tuy nhiên, nó làm cho giả thuyết hạt Axion là vật chất tối có căn cứ hơn một chút. Chúng tôi sẽ cần một số bằng chứng thực nghiệm để chứng minh các trường hợp
✍️ >**kalex716** • 11 points
Chúng ta thực sự không có bất kỳ manh mối nào về Dark Matter. Ngay cả việc đặt ra nó, Matter, cũng là một cách viết sai. Sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ là hoàn toàn rất nhỏ. Vì vậy, ít nhất chúng ta cần phải gọi những cái tên chung chung cho những thứ chúng ta không biết chúng là gì, vì vậy chúng ta có thể khám phá thêm.
__________________________
✍️ **poilsoup2** • 99 points
Có thể ai đó biết và hơn nữa có thể làm rõ điều này, nhưng chúng ta không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các hạt Axion tồn tại. Vì vậy, làm thế nào để sử dụng hạt Axion làm cơ sở cung cấp bất kỳ kiến thức quan trọng nào khác? Từ những gì tôi đọc được, về cơ bản là họ đã sửa đổi một số điều kiện giả định của các hạt Axion trong vũ trụ sơ khai để tranh luận rằng nó có thể giải thích một số lý thuyết về vật chất tối, nhưng cần phải bỏ qua là lý thuyết hạt Axion chưa được chứng minh là có thực như chúng ta đã biết. Edit: Câu hỏi của tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào điều này cung cấp cho chúng ta những kiến thức quan trọng? Nó dường như không cung cấp bất kỳ thông tin mới nào cho tôi và chủ yếu nói rằng "nếu các tiên đề tồn tại trong những điều kiện này khi bắt đầu vũ trụ thì đây là kết quả"
✍️ >**hackingdreams** • 131 points
Các hạt Axion chưa được biết là tồn tại, nhưng là một phần của nhiều lý thuyết hàng đầu về vật chất tối. Tài liệu được xuất bản bởi các nhà vật lý hạt lý thuyết và bán cho các nhà vật lý hạt lý thuyết, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi họ chỉ coi nó là thực tế và chạy theo nó. Ở khía cạnh toán học hơn, đó là công việc của họ để chơi với những con số và xem những gì họ có thể rũ bỏ, với hy vọng rằng "một cái gì đó" có thể dẫn đến một thí nghiệm hoặc một loạt năng lượng cho một thí nghiệm đề khi quan sát vào và có thể nói lên rằng vật chất tối có ở đó hay không.
✍️ >**DrOhmu** • 5 points
Nó hoàn thiện những giới hạn của mô hình chúng ta mô phỏng thực tế nhưng sai / không đầy đủ và chúng ta biết điều đó; tức là để toán học hoạt động với những gì chúng ta quan sát được trong các thiên hà và vũ trụ rộng lớn hơn, chúng ta cần các thuật ngữ mới (vật chất tối và năng lượng, v.v.), và các hạt Axion này là một trong những dự đoán. Nó được gọi là "dark" bởi vì chúng ta không hiểu nó là gì. Nói một cách thoáng hơn thì đây là cách chúng ta đang tiến bộ.
✍️ >**missle636** • 2 points
> Nhưng cần phải bỏ qua là lý thuyết hạt Axion chưa được chứng minh là có thực như chúng ta đã biết.
Chúng ta phải xem xét các hạt không được xác nhận bằng thực nghiệm bởi vì tất cả các hạt mà chúng ta biết tồn tại không thể giải thích cho vật chất tối.
✍️ >**RedSpikeyThing** • 2 points
Tôi sẽ dành ra một phút và nói về các mô hình nói chung. Một mô hình của một cái gì đó về cơ bản có thể hữu ích ngay cả khi nó không chính xác hoặc không đầy đủ. Bạn sử dụng mô hình tinh thần của mình về cách mọi thứ hoạt động mọi lúc và có thể chúng sai ở một mức độ nào đó. Ví dụ, tôi không biết xe hơi hoạt động tốt như thế nào nhưng tôi có một mô hình đơn giản trong đầu về cách chúng hoạt động và nó đủ tốt để tôi sử dụng chúng, nhưng không đủ tốt để tôi sửa chúng.
Quay trở lại với vật lý, có thể có một mô hình vũ trụ không chính xác hoặc không hoàn chỉnh mà về cơ bản vẫn hữu ích. Ví dụ, lý thuyết về lực hấp dẫn khá hữu ích mặc dù nó chưa hoàn chỉnh, và các lý thuyết khác nhau về nguyên tử rất hữu ích mặc dù nhiều trong số chúng cuối cùng đã được chứng minh là không chính xác. Nếu bạn nhìn vào vấn đề hiện tại, rõ ràng chúng ta có một mô hình vũ trụ chưa hoàn chỉnh và chúng ta vẫn có thể xây dựng tất cả những điều tuyệt vời mà chúng ta có!
Khi chúng ta đối phó với các mô hình lý thuyết phức tạp như vậy, thật tốt khi làm việc với chúng để xem ý nghĩa của nó là gì.
Nếu bạn dựa theo một mô hình để đưa ra kết luận hợp lý và kết quả là một cái gì đó được biết là không chính xác so với thực tế thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy mô hình đó là sai. Mặt khác, nếu bạn dùng mô hình và nó giải thích hoặc cho kết quả về mọi thứ chúng ta đã biết là đúng thì sẽ chứng minh được mô hình này là chính xác.
Vì vậy, bài viết này - nếu tôi hiểu đúng - tạo ra một kết nối chưa được thực hiện trước đó, rất hữu ích cho việc xây dựng hỗ trợ cho mô hình. Cả một nhóm người khác (các nhà vật lý thực nghiệm?) Có lẽ đang làm việc để chứng minh hoặc phủ nhận lý thuyết trong thực tế. Cả hai đều hữu ích bởi các lý do khác nhau.
__________________________
## Thông tin bài viết:
* Bài gốc: https://j2team.dev/rd/hh5qjq
* Dịch bởi HT from Phường qua [Công cụ dịch của J2TEAM](https://j2team.dev/tools/translate/reddit).
...
#j2team_community #j2team_rd_hh5qjq #HT// Sponsor: **APKCombo**