Vài tháng gần đây, VTV liên tục phát một video quảng cáo về nước tăng lực lấy bối cảnh là ngôi nhà của một cặp vợ chồng trẻ trong trang phục đồng bào dân tộc ít người. Đã có những ý kiến phản đối và chỉ trích quảng cáo này trên mạng.
Hôm qua, 13-3, một giảng viên đại học ở Hà Nội "chịu không thấu" đã phải gọi điện thoại, gửi thư tới VTV để yêu cầu ngừng phát sóng clip quảng cáo mà ông cho là không thể chấp nhận được này.
Đó là phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Minh - cán bộ giảng dạy tại khoa kiến trúc và quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Minh cho biết gần đây ông cảm thấy khó chịu khi liên tục phải nghe tivi nhà hàng xóm phát một clip quảng cáo nước tăng lực rất dung tục.
Không thể chịu đựng nhiều hơn, ngày 12-3, ông Minh mở tivi nhà mình để tận mắt xem clip quảng cáo kia. Kết quả là ông "thật sự thấy rất phản cảm", đặc biệt là đoạn cuối trưng cả chuyện giường chiếu trên truyền hình cho khán giả xem vào khung giờ vàng thường có cả trẻ em theo dõi.
"Như thế là không tôn trọng khán giả", ông Minh nói. Thậm chí, nếu "nâng cao quan điểm" thì ông Minh cho rằng việc clip quảng cáo này tùy tiện đưa hình ảnh cặp vợ chồng mặc trang phục vùng cao vào một quảng cáo kém chất lượng như vậy là coi thường đồng bào dân tộc ít người.
Nhận thấy clip quảng cáo này rất phản văn hóa trên đài quốc gia, ngày 13-3, ông Minh đã gọi điện đến tổng đài của VTV. Ông đã kiên nhẫn đi qua 5-6 cuộc điện thoại để đến được với người có nhiệm vụ nhận những phản hồi của ông.
Ông Minh lại tiếp tục kiên nhẫn gửi thư điện tử tới người phụ trách quảng cáo của VTV sau khi người phụ trách quảng cáo của VTV yêu cầu ông phản ánh bằng văn bản. Thư điện tử đã được gửi vào cuối giờ chiều ngày 13-3, với kiến nghị của một khán giả truyền hình:
"Tôi kiến nghị dừng phát đoạn quảng cáo này, và VTV phải có lời giải thích với khán giả vì sao lại để lên sóng một tiết mục quảng cáo kém văn hóa như vậy!".
Hiện ông Minh chưa nhận được phản hồi từ VTV.
Ông Minh chia sẻ thêm, ông không phải là một người quá cổ hủ gì, nhưng chưa nói tới việc clip quảng cáo dung tục này ảnh hưởng tới trẻ em, ngay cả với khán giả trưởng thành thì cũng thấy "không được tôn trọng" khi phải xem clip thiếu tinh tế này.
"Các anh chị vẫn luôn ca ngợi những gì là tốt đẹp, có tính giáo dục cao, nhưng bằng việc phát sóng một tiết mục quảng cáo có thể nói là vô duyên và đáng khinh như vậy thì hành động của các anh chị không tương xứng với khẩu hiệu, với tiêu chí mà các anh chị đề ra", ông Minh thẳng thắn chỉ trích trong thư gửi cho người phụ trách quảng cáo của VTV.
Bà Hoàng Thu Thùy, một người Tày và là cây bút chuyên viết về văn hóa của các dân tộc ít người, cũng lên tiếng phản đối gay gắt với clip quảng cáo này.
Ngoài sự "lố bịch", bà Thùy nhận thấy clip này cho thấy sự coi thường với đồng bào các dân tộc ít người. Việc diễn viên sử dụng trang phục văn công chứ không phải riêng trang phục của dân tộc ít người nào ở Việt Nam nên có thể coi clip này coi thường tất cả các đồng bào dân tộc ít người nói chung.
Bà hi vọng các nhà dân tộc học sẽ lên tiếng về clip này giúp đồng bào dân tộc ít người. Bà Thùy cho biết quảng cáo này thường được chiếu vào giờ cơm của gia đình, và mỗi lần quảng cáo này xuất hiện mọi người trong gia đình đều tắt tivi.
"Quảng cáo đưa lên cho người ta xem mà mỗi khi xuất hiện người ta lại phải tắt tivi đi thì quảng cáo làm gì. Đừng miệt thị người dân tộc thiểu số theo cách đó", bà Thùy nói.
Quảng cáo này gây phẫn nộ tới cả một cán bộ ngoại giao. Ông Vũ Quang Minh là một cán bộ ngoại giao, đã chia sẻ về clip quảng cáo này với tư cách cá nhân, gọi đây là "quảng cáo vô duyên nhất vịnh Bắc Bộ".
"Sau cái quảng cáo nước tăng lực làm lái xe tỉnh táo lái triền miên thì đây là quảng cáo vô duyên nhất vịnh Bắc Bộ và tra tấn người xem nhiều thời lượng, chưa kể việc họ đem người "dân tộc" ra để làm trò", ông Vũ Quang Minh nêu ý kiến.
Theo ông, có nhiều cách thể hiện "tác dụng" của sản phẩm, nhưng cách mà clip này làm thì thật sự vô duyên, kém tinh tế. Ông đề nghị VTV nên giữ thể diện của một đài truyền hình quốc gia mà dẹp quảng cáo này đi "cho khỏe".
Ở một góc nhìn khác, ông Bùi Hoài Sơn - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - lại nói với Tuổi Trẻ Online rằng ông ủng hộ mọi sáng tạo. Đồng ý rằng sáng tạo nghệ thuật nào cũng có giớn hạn liên quan đến vấn đề đạo đức, giá trị, nhưng quảng cáo này theo ông là "có thể chấp nhận được".
---------
#Nờ
#Hvpcpd
#j2team_news
Nguồn: Học viện phòng chống phản động
Bạn nghĩ sao về bài viết này:
SỰ RẺ TIỀN CỦA MỘT BỘ PHẬN CỘNG ĐỒNG MẠNG, BÁO LÁ CẢI
Hôm nay trên mạng xã hội xuất hiện một video quay "một góc quay khác" cảnh anh Mạnh cứu người. Video này thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Nhiều người sau đó đã mổ xẻ, phân tích từng hành động trong video và lập tức quay ngoắt thái độ, kết luận rằng "anh Mạnh không hoàn toàn là người đỡ cháu bé", "chính mái tôn đã giúp cháu bé thoát chết"... cay nghiệt hơn có người còn nói "anh này nhận vơ công lao về mình". Trong khi chỉ mới hôm qua, tất cả các hội, nhóm, báo, đài, mạng xã hội, trang cá nhân đều xôn xao gọi anh là người hùng, vào tận trang cá nhân của anh, chia sẻ mọi thông tin cá nhân của anh để "cảm ơn", phỏng vấn tất cả các thành viên trong gia đình anh, gọi điện thoại cháy máy đến mức anh ấy sợ phải tắt nguồn điện thoại.
Đây là sự rẻ tiền, đây là mặt trái của dư luận và mạng xã hội. Khi có chủ đề hot, họ khai thác tối đa mọi thứ có liên quan đến chủ đề ấy, cốt làm sao moi được càng nhiều thông tin càng tốt, câu được càng nhiều view càng hay, bất chấp mọi thủ đoạn dẫn dắt cảm xúc, tâng bốc, bợ đỡ bằng những lời lẽ hoa mỹ, những cuộc phỏng vấn, hỏi thăm trong nước mắt bất chấp sự khó chịu, bất chấp đảo lộn cuộc sống gia đình bình thường, bất chấp quyền riêng tư và bất chấp hình ảnh cá nhân của "khổ chủ".
Dư luận là con dao hai lưỡi và nếu "chơi" với nó không khéo sẽ tự hại mình. Thật may mắn khi anh Mạnh đã rất tỉnh táo từ đầu: "Lời khen của mọi người, quà tặng của các mạnh thường quân em xem đó là gánh nặng... đừng kéo em lên 9 tầng mây, cao quá em đi không được... việc em làm rất bình thường, mọi người đừng gọi em là anh hùng..."
Đến bao giờ thì sự bất lương và rẻ tiền của một bộ phận báo lá cải, dư luận "xoay theo chiều gió" và những con kền kền tin tức mới dừng lại? Hãy để cuộc sống của anh Mạnh và gia đình trở về với bình thường!
#Hvpcpd
#j2team_share #j2team_discussion
Liên quan đến vụ quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, trú P.Châu Khê, TX.Từ Sơn, Bắc Ninh) tử vong, Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng) đã có thông báo về kết quả điều tra vụ việc. Cụ thể, quân nhân Đô được xác định tử vong do ngạt, tự treo cổ.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã dựng lại vị trí, tư thế treo cổ của quân nhân Đô theo mô tả của những quân nhân phát hiện sự việc đầu tiên, xác định khi đó Đô mặc áo lót bộ đội màu xanh, quần rằn ri K20, chân đi dép rọ bộ đội, người duỗi thẳng, mặt quay về hướng Tây, bàn chân cách mặt đất 1,23 m.
Cơ quan Điều tra đã trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên giám định pháp y tử thi quân nhân Đô để xác định nguyên nhân chết, thời gian chết, cơ chế hình thành các dấu vết trên cơ thể; trưng cầu Viện Pháp y Quân đội giám định độc chất trong phủ tạng; tình trạng mô bệnh học trong phủ tạng và da cơ; nồng độ cồn trong máu; xét nghiệm chất ma túy. Trưng cầu Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an giám định so sánh các chất bám dính trên cơ thể, quần áo với dây dù và vỏ cây keo thu ở hiện trường.
Qua kết quả giám định, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên kết luận nguyên nhân chết của quân nhân Đô là ngạt do treo cổ. Thời gian chết sau bữa ăn cuối cùng từ 2 - 3 giờ; thời gian chết đến thời điểm khám nghiệm tử thi từ 6 - 8 giờ.
Về cơ chế hình thành các dấu vết trên thi thể của Đô, vết rãnh hằn vùng cổ và sây sát da vùng cằm trái, mặt tím tái phù nề, sung huyết các phủ tạng… do treo cổ; vết sây sát da và tụ máu dưới da vùng thái dương phải do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; vết sây sát da vùng ngực và cổ tay trái do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; các vết sẹo mờ hình tròn vùng hạ sườn trái và hố chậu trái là bệnh lý da.
Ngoài ra, cơ quan chức năng đã lấy lời khai của toàn bộ cán bộ, học viên, nhân viên phục vụ đi huấn luyện dã ngoại của Đại đội 14 và một số lời khai của các quân nhân huấn luyện tân binh ở Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 cùng với quân nhân Đô, trong đó có quân nhân Trần Văn Hiếu (19 tuổi, cùng quê, cùng nhập ngũ, huấn luyện tân binh cùng đơn vị và là chú họ của quân nhân Đô). Các lời khai đều khẳng định không có hiện tượng mất đoàn kết, hành hung, quân phiệt, đánh nhau xảy ra trong đơn vị. Đa số đều nhận xét quân nhân Đô là người trầm tính, ít nói, không vi phạm kỷ luật, không thấy có mâu thuẫn với ai…
Kết quả kiểm tra, xác minh không phát hiện thấy quân nhân Đô bị xúi giục, bức ép, làm nhục; không có mâu thuẫn trong đơn vị, gia đình, quan hệ tình cảm nam nữ; không có hành vi cờ bạc, lô đề, vay nợ; không có việc bị đánh đập hành hung.
Các dấu vết sây sát trên cơ thể quân nhân Đô là do khi treo cổ và quá trình cắt dây đưa Đô xuống để cấp cứu đã làm va quệt vào thân cây gây ra. Với diễn biến và kết quả kiểm tra, xác minh nêu trên, đủ căn cứ để xác định không có sự việc phạm tội xảy ra.
Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 157 và khoản 1 điều 158 bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan điều tra hình sự Khu vực 3 (Quân khu 1) đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc này.
Theo TNO
#Hvpcpd
#j2team_news