**[LÃI KÉP – CON ĐƯỜNG DỄ NHẤT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TỰ DO TÀI CHÍNH CHO BẤT KỲ AI]**
Chỉ với 10 triệu VNĐ tiền rảnh rỗi hàng tháng, bạn có thể về hưu (sau 35 năm) với 1 triệu đô (~23 tỉ) như trong hình ảnh minh hoạ phía dưới hay không? Câu trả lời là có, và không phải quá khó? Vậy chúng ta thử xem qua một số ví dụ dưới đây nha!
------
**Ví dụ 1: **Bạn có **10 triệu** tiền nhàn rỗi 1 tháng, bạn lên kế hoạch nghỉ hưu sau 35 năm làm việc
* Bạn không có kiến thức về đầu tư, bạn gửi ngân hàng với lãi suất 6%/năm - Sau 35 năm bạn có **~ 13,3 tỉ**
* Bạn dành 10tr mỗi tháng mua trái phiếu, lãi suất trung bình 8%/năm - Sau 35 năm bạn có **~ 20,6 tỉ**
* Bạn dành 10tr mỗi tháng đầu tư vào quỹ ETF (VD:E1VFVN30), lãi suất kỳ vọng trong dài hạn là 12% / 1 năm - Sau 35 năm bạn có **~ 51,7 tỉ**
* Bạn có hiệu suất đầu tư ngang với Warren Buffett, tức là ~20%/năm, sau 35 năm bạn có **353,8 tỉ**
Vậy dù bạn có phải nhà đầu tư đại tài hay chỉ là một người lao động bình thường, bạn hoàn toàn có thể đạt tự do tài chính sau 35 năm (thời gian làm việc tiêu chuẩn trước khi nghỉ hưu) với khoản đầu tư** 10tr / 1 tháng.**
------
**Ví dụ 2:** Nếu bạn nói rằng, bạn không có 10tr / 1 tháng, bạn chỉ có **5 triệu** thôi thì sau 35 năm bạn có gì:
* Gửi ngân hàng 6%/năm - Bạn có **6,6 tỉ**
* Tương tự với trái phiếu 8%/1 năm - Bạn có **10,3 tỉ**
* ETF 12%/năm - Bạn có ~**25,9 tỉ**
* Warrent Buffett 20%/năm - Bạn có ~**177 tỉ**
------
**Ví dụ 3:** Nếu bạn chỉ có **2 triệu** mỗi tháng thì sao
- Gửi ngân hàng 6%/năm - Bạn có ~**2,6 tỉ**
- Tương tự với trái phiếu 8%/1 năm - Bạn có ~**4,1 tỉ**
- ETF 12%/năm - Bạn có ~10,4 tỉ
- Warrent Buffett 20%/năm - Bạn có ~**70,7 tỉ**
------
Những con số đã chỉ ra rằng với bất kỳ ai, dù chỉ bỏ ra **2 triệu **đồng mỗi tháng bạn đã có thể có cho mình một kế hoạch về hưu tương đối ổn, thậm chí là đạt được tự do tài chính nếu bạn đầu tư có hiệu quả.
Vậy rào cản là gì, điều khó nhất chỉ là kỷ luật bản thân, lãi kép chỉ phát huy giá trị trong thời gian đủ dài, đầu tư từ càng sớm, càng có kết quả cao. Và lời khuyên cuối cùng đó là** thay vì tiết kiệm phần còn lại sau khi chi tiêu thì hãy chi tiêu phần còn lại sau khi đã tiết kiệm.**
------
**Reference:**
- Hình ảnh minh hoạ áp dụng việc tích luỹ **10 triệu VNĐ** mỗi tháng, trong 35 năm với lãi suất trung bình **~8.5%/năm** (tương đương với mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp).
#j2team_share #j2team_knowledge
--------
**Mình xin lỗi vì các bạn comment nhiều quá và cũng nhiều ý kiến trái chiều. Mình xin phép đại diện phản hồi ở cuối bài viết này luôn để các bạn tiện theo dõi:**
**Thứ 1. Về rủi do lạm phát?**
* Mình nhớ không nhầm thì VN lạm phát tầm 3% - 4% / 1 năm, tuy rằng phương pháp tính dựa trên rổ hàng hoá có giới hạn, mình giả sử rằng lạm phát thực tế có thể lên tới 6% / 1 năm. Thì việc của chúng ta là cố gắng tăng hiệu suất đầu tư lên hơn con số đó. VD đơn giản là đầu tư trái phiếu để có được mức tăng trưởng > 8% / 1 năm (tương đối an toàn), và tương đối đủ để phòng thủ trước lạm phát mà vẫn sinh thêm giá trị theo thời gian.
**Thứ 2. Rủi do đầu tư, chứng khoán lúc lên lúc xuống thì sao?**
* Đó là câu hỏi triệu đô, nếu ai cũng đầu tư 1 phát ăn ngay thì giàu hết rồi. Tất nhiên việc chúng ta làm không phải loại bỏ 100% rủi do mà là giảm thiểu rủi do. Ví dụ 1: Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của những doanh nghiệp uy tín như Massan, Vingroup với lãi suất tầm 8-9% / 1 năm. Gần như an toàn tuyệt đối vì những doanh nghiệp này gần như không thê phá sản trong 1-2 năm. Ví dụ 2 chúng ta thống kê về hiệu suất của VN30 trong 7 năm gần nhất trung bình là 15%/ 1 năm (nếu có biến động thêm thì mình nghĩ nó sẽ khó dưới 12%/1 năm trong dài hạn). Và nó khá an toàn, thay vì lo sự rủi do, các bạn trẻ nên tìm hiểu và học về kiến thức tài chính.
**Thứ 3. Lý thuyết, mầu hồng, self-help...vv?**
* Vậy các bạn có phương pháp gì tốt hơn? Hay sáng nhịn ăn, tối uống trà sữa, cuối tháng không còn đồng nào tiết kiệm, rồi 30 năm sau về hưu vẫn phải lai lưng ra đi làm. Mình xin phép cười hahahahaha...
Không phải ai cũng giỏi tính toán, nhưng có những công cụ này ai cũng có thể lên kế hoạch cho mình + với tìm hiẻu một chút về tài chính & đầu tư, mình tin ai cũng làm được, kể cả thế hệ của bố mẹ chúng ta.
Thân!
**Hồng hạc trống gõ lủng đầu vợ để lấy máu nuôi con?
**(clickbait, chứ caption dài/hay, không ghê như clip)
Clip xem chừng kinh dị này thực ra là cảnh cho con uống sữa-diều ở một số loài chim, như hồng hạc – không có tay để cầm bình nhựa khổ vậy.
Khác với đv hữu nhũ, sữa diều được tạo ra bởi cả trống lẫn mái. Quen thuộc nhất là ở chim bồ câu, món này được gọi là sữa diều vì được hình thành nhờ bong tróc lớp niêm mạc là các tế bào mọng nước ở túi diều, rồi ợ lên để mớm cho con. Diều là túi mỏng chứa thức ăn ở gần cuối thực quản (trước cứ nghĩ qua miệng là đến ngay diều), nhờ có diều mà chim có thể ăn nhanh tới tấp, trữ tạm rồi về, đỡ chạm trán kẻ săn mồi. Sữa diều ở bồ câu rất giàu dinh dưỡng, nhiều protein và chất béo hơn sữa người hay bò, đây là thức ăn duy nhất cho chim non trong vài ngày đầu mới nở, sau đó bố mẹ vẫn thay phiên nhau mớm sữa đến hai tuần.
Trong clip thì chim trống phải tì mạnh mỏ lên đầu chim mái mới ợ được sữa ra, dùng đầu chim mái như máng hứng để mớm cho con. Sữa hồng hạc giàu chất béo hơn nhưng lại ít protein hơn sữa bồ câu, và được tạo ra không chỉ ở diều mà toàn bộ niêm mạc nửa trên thực quản bị bong tróc, một lượng lớn hồng cầu lẫn bạch cầu lọt qua, khiến sữa đỏ như máu vậy. Chim non chỉ uống mỗi sữa này suốt 2 tháng đầu trước khi phát triển đủ hai tấm màng lông trong khoang miệng cho cách kiếm ăn đặc biệt của loài chim này: lọc nước để giữ lại tảo và giáp xác nhỏ.
Một loài đặc biệt nữa cũng nuôi con bằng sữa diều là chim Cánh cụt Hoàng đế. Cánh cụt trống đứng chụm hai chân, cúi đầu, cố ấp giữ quả trứng duy nhất dưới lông, trên các ngón chân, suốt hai tháng mùa đông giữa Nam cực băng giá (gặp gió to lập bập rơi trứng xuống thì khóc ròng luôn), trong khi chờ vợ đi kiếm ăn rất xa ngoài biển. Trứng nở ra nhưng mẹ chưa về thì ông bố đói rũ này sẽ nuôi con bằng chút "sữa-máu" tương tự hai loài trên, trong khi đợi thức ăn ựa ra từ bụng mẹ. Sau đó bố mẹ sẽ thay phiên ra biển kiếm ăn hay ở cùng con. Chim cánh cụt mẹ nếu không về được (bị hải cẩu ăn mất chẳng hạn), thì chim bố đành phải bỏ lại chim con mà ra biển, vì không cách gì để hai bố con cùng sống sót.
* Sữa ở động vật hữu nhũ như người thực ra có nguyên liệu "đầu vào" đến từ máu cả, nhưng vừa được lọc vừa được "điều chế" lại, protein casein và đường lactose được tổng hợp bởi tế bào tuyến sữa từ protein và glucose từ máu, các chất này riêng có ở đây thôi, không xuất hiện ở vùng khác trong cơ thể. #j2team_relax #j2team_knowledge Phần lớn bài viết được dịch từ bài của ĐH Stanford (cho ai thắc mắc)
* Màu đỏ của lông chim hồng hạc đến từ β-carotene trong tảo và tép ăn tảo, màu này hòa tan vào chất béo, thứ có rất nhiều trong sữa, truyền sang con, rồi chất béo này "chạy ra lông", làm cả nhà đỏ rực lên. Như vậy sữa-diều hồng hạc có màu đỏ máu có phần do máu thật (hồng cầu), nhưng phần đáng kể hơn là do chất béo pha β-carotene. Tự bạn cũng có thể vàng-cam-đỏ lên cho đẹp khi ăn cả trái đu đủ mỗi ngày × 3.14 ngày
#j2team_share #j2team_knowledge
**ĐẠO HÀM CẤP 2 LÀ GÌ? ANIMATION GIẢI THÍCH SIÊU ĐỈNH**
Đây là một chiếc video giải thích đạo hàm cấp 2 và sự liên hệ của nó đến tính lồi, lõm và điểm uốn của đồ thị hàm số. Mong rằng animation siêu mượt và siêu đẹp sẽ giúp mọi người học phần kiến thức này dễ dàng hơn nhé.
Nói đơn giản thì lực hấp dẫn tâc dụng lên ta rất mạnh và ta đag quay cùng vs tốc độ ấy nên ko cảm giác gì quá nhiều , có thể kiểm chứng bằng ngày và đêm
Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của trái đất?
Không ít người trong chúng ta biết rằng, Trái Đất, bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh vẫn quay liên tục. Tuy nhiên, tốc độ quay của Trái đất như thế nào còn phụ thuộc vào từng vị trí trên Trái đất. Trong đó, nhanh nhất là nằm ở xích đạo, và nó đúng với mọi hành tinh trong vũ trụ, vì khi Trái đất quay quanh trục thì chu vi lớn nhất của nó nằm ở xích đạo.
Bán kính của trái đất là 6.378 km, tức là chu vi của nó là hơn 40.000 km. Ta biết rằng Trái Đất quay đúng một vòng gần hết 24h, điều này có nghĩa là mỗi điểm trên xích đạo trái đất di chuyển 40.000 km trong vòng 24h, tương đương tốc độ quay của Trái đất vào khoảng 1.657km/h. Điều đó có nghĩa, nếu như đứng ở xích đạo, bạn đang di chuyển với tốc độ 465m/s. Trong khi đó, ở một điểm như thành phố Chicago lại có một tốc độ "thong thả" hơn là xấp xỉ 1207km/h.
Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của Trái Đất?
Tốc độ quay của Trái Đất tới 1.657km/h, nhưng vì sao chúng ta không cảm nhận được Trái Đất đang quay?
Câu trả lời nằm ở sự chuyển động tự nhiên của Trái đất. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với tốc độ và độ cao nhất định. Bạn vẫn có thể bỏ dây an toàn và đi lại trên máy bay, tuy nhiên, bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay.
Nguyên nhân rất đơn giản: Bạn, chiếc máy bay và tất cả mọi thứ bên trong chiếc máy bay đang di chuyển cùng một tốc độ. Để cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay, bạn phải nhìn ra những đám mây bên ngoài cửa sổ.
Mặc dù Trái đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này. Cách duy nhất để bạn cảm thấy sự chuyển động là gió táp vào mặt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, toàn bộ khí quyển Trái đất cũng di chuyển cùng tốc độ với chúng ta.
Tốc độ quay của Trái Đất tới 1.657km/h, nhưng vì sao chúng ta không cảm nhận được Trái Đất đang quay?
Bên cạnh đó, Trái Đất cũng như một chiếc phi thuyền khổng lồ trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của nó cũng có những vật mốc như cây cối bên bờ sông, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Trái Đất đang chuyển động.
Nhưng ở gần Trái Đất, lại không có vật gì làm chuẩn. Chỉ có những vì sao xa tít tắp giúp ta thấy được Trái Đất thay đổi vị trí theo ngày, tháng mà thôi. Các vì sao này ở quá xa, nên trong một thời gian ngắn mấy phút, mấy giây, chúng ta rất khó cảm nhận thấy Trái Đất đang dịch chuyển.
Tuy nhiên, nếu như Trái Đất thay đổi tốc độ, hay thậm chí bất ngờ quay ngược lại thì bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy sự chuyển động này. Tuy nhiên, nó sẽ là một thảm họa, giống như một cú đạp phanh/thắng đột ngột ở cấp độ hành tinh trong khi khí quyển vẫn sẽ di chuyển với tốc độ 465m/s và quét trên bề mặt Trái đất.
Để thay đổi quán tính này, chúng ta cần một lực tác động bên ngoài tác động vào. Khi đó, tất cả các quỹ đạo sẽ thay đổi và mọi thứ sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn.
Ngoài ra, tốc độ của Trái đất không một hằng số mà nó đang quay chậm dần do lực hấp dẫn của Mặt trăng. Theo tính toán, mỗi ngày, Trái đất quay chậm khoảng 2/1.000 giây.
Đây chính là lý do mà đôi khi người ta phải thêm 1 giây nhuận vào đồng hồ để đồng bộ thời gian của Trái đất và thời gian nguyên tử. Tuy nhiên, sự thay đổi này là rất nhỏ nên với chúng ta, Trái đất vẫn quay với tốc độ không đổi.
#j2team_knowledge
# [Chuyên mục mỗi ngày 1 kiến thức mới]
## Dịch vụ xin nghỉ việc hộ ở Nhật
------------
Hầu hết các công ty Nhật Bản nghỉ ít nhất ba ngày đầu năm mới. Nhiều nơi đóng cửa lâu hơn, có thể là khoảng một tuần. Kì nghỉ cho người lao động là khoảng thời gian nạp lại năng lượng trước khi trở lại công việc. Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, vài ngày nghỉ khiến họ nhận ra mình không muốn làm việc nữa và họ tìm đến **Yasusaburo Takehara để dùng dịch vụ xin nghỉ việc hộ**.
Takehara là luật sư tại công ty luật Vogel có trụ sở tại Osaka. Công việc chính của ông là cung cấp **"taishoku daiko" **- dịch vụ xin nghỉ việc hộ. Về cơ bản, nếu bạn muốn nghỉ việc, Takehara và các nhân viên của ông sẽ giải quyết các thủ tục xin thôi việc và thông báo cho sếp của bạn biết bạn sẽ không trở lại sau kì nghỉ.
Takehara có nhiều khách dùng dịch vụ này, muốn chuyển lời đến sếp vào lúc 8 hoặc 9 giờ sáng trong ngày đầu tiên đi làm của năm mới. Số khách hàng nhiều đến nỗi ông phải tuyển thêm nhân viên thời vụ để đáp ứng được tất cả các yêu cầu.
Vogel **tính phí 30.000 yên**. Bằng việc bỏ ra số tiền trên, những người làm công ăn lương yếu đuối có thể nghỉ việc mà không phải nói chuyện với ông chủ đáng sợ. Họ có thể cắt đứt mối quan hệ với nơi làm việc khó chịu mà **không cần phải có một cuộc đối thoại đầy áp lực**.
Ngoài việc **thông báo nghỉ việc hộ, dịch vụ này cũng mang lại lợi ích tài chính thiết thực**. Takehara và nhân viên của ông sẽ xử lý các cuộc họp và thảo luận để đòi các khoản lương và khoản phí còn lại, cũng như các khoản trợ cấp thôi việc hợp pháp mà người lao động có quyền được nhận.
Dịch vụ cũng đảm bảo người lao động được phép sử dụng hoặc được bồi thường bất kỳ thời gian nghỉ nào mà họ chưa dùng đến cùng nhiều quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
Mặc dù nhiều khách hàng của Takehara là nhân viên văn phòng, gần đây ông cũng gặp các trợ lý chính trị gia, chuyên gia truyền thông giải trí, nữ tiếp viên, nhân viên mát xa, thậm chí là thành viên của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Một số trong những ngành nghề này đặc biệt cần người tư vấn và đại diện pháp lý. Takehara cho biết các nữ tiếp viên rất khó đòi lại khoản tiền lương cuối cùng của họ, trong khi việc làm của các thành viên Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bị chi phối bởi một bộ luật riêng.
Tuy nhiên, bất kể bạn đang làm ngành nghề nào, đội ngũ của Takehara luôn sát cánh bên bạn. Trên trang web, Vogel cam kết **chỉ ba giờ** **sau khi bạn yêu cầu**, nguyên vọng thôi việc sẽ được chuyển đến sếp của bạn.
------------
> Nguồn: vnexpress.net/doi-song/dich-vu-xin-nghi-viec-ho-o-nhat-4042068.html
Từ: Quoc Pham Nguyen => QRVN
Xem thêm những bài đăng tương tự bằng cách tìm kiếm hoặc ấn vào hashtag: #j2team_knowledge
Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh mà bộ não tiết ra khi con người tận hưởng khoái lạc như ăn uống, quan hệ tình dục hay dùng chất gây nghiện, cũng là chất được tiết ra khi người ta đứng trước một phần thưởng không chắc chắn.
Trên thực tế, lượng dopamine tiết ra tăng lên đặc biệt vào khoảnh khắc ngay trước lúc phân định thắng thua. Hiệu ứng mang tính dự đoán này có thể giải thích tại sao mức dopamine tiết ra cũng tương hợp với mức độ máu me và độ nghiện cờ bạc của một cá nhân. Có thể nó cũng đóng vai trò trong việc tăng cường hành vi chấp nhận rủi ro – hay nói cách khác là tăng độ liều khi đánh bạc.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng khi đánh bạc, dopamine được tiết ra tại cùng các vùng não bộ giống với khi nghiện chất kích thích. Trên thực tế, tương tự như ma túy, liên tục tiếp xúc với cờ bạc và những phần thưởng may rủi sẽ tạo ra những thay đổi vĩnh viễn trên não bộ.
Các khu vực xuất hiện những thay đổi này, tương tự như với những cá nhân mắc chứng nghiện ma túy, trở nên cực kỳ nhạy cảm. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy những thay đổi trên não bộ do sự may rủi gây ra thậm chí có thể làm cho con bạc tăng cường ham mê và khao khát dùng ma túy.
Liên tục tiếp xúc với bài bạc và sự may rủi thậm chí có thể thay đổi thái độ của bạn với việc thắng và thua.
Với những con bạc khát nước, mất tiền dẫn đến việc tiết ra dopamine gần như bằng với khi ăn tiền.
Vì vậy, đối với họ, mất tiền kích hoạt sự thôi thúc phải tiếp tục chơi tiếp, hơn là sự thất vọng có thể khiến họ phải rời bỏ cuộc chơi. Càng thua càng cay cú, càng thua càng muốn chơi tiếp, và phải chơi lớn hơn để gỡ lại phần đã mất (hiện tượng thua lại càng thua – “chasing losses”).
Nghiên cứu bởi Mike Robinson
Nguồn : https://m.giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/k
#j2team_knowledge
Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Đã có một loạt phim dựa trên hiệu ứng này là "Hiệu ứng cánh bướm".
-Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?).Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu.Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km. Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý, nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết
Nguồn : wikipedia
#j2team_knowledge
# [Chuyên mục mỗi ngày 1 kiến thức mới]
## **Q: Thí nghiệm khoa học kì quái nào đang được tiến hành?**
## ***A: SEAN KERNAN, CON TRAI CỦA QUORA (8.4K UPVOTES)***
Những nhà khoa học thuộc đại học Tufts đã khám phá ra rằng nếu bạn **cắt đầu của một con giun dẹp**, chúng không chỉ **mọc lại được đầu** mà còn **phục hồi được những kí ức cũ**. (Nguồn: These Decapitated Worms Regrow Old Memories Along with New Heads. Smithsonian Magazine. Stromberg, Joseph)
Họ kiểm tra giả thuyết này bằng cách nghiên cứu con đường mà bọn giun di chuyển để thoát khỏi một mê cung trước và sau khi bị chặt đầu. Thí nghiệm này đã chứng tỏ rằng cái đầu mới của bọn giun có thể lấy lại kí ức về con đường mà chúng sử dụng trước đó.
## Nhưng cái sự dị hợm không dừng lại ở đó.
Nếu bạn để bọn giun **ăn đầu của nhau**, chúng có thể **sở hữu kí ức của nhau** và trong thí nghiệm trên thì chúng có thể lợi dụng những ki ức này để thoát khỏi mê cung.
> Link Quora: [https://www.quora.com/What-bizarre-science-experiments-are-in-progress/answer/Sean-Kernan](https://www.quora.com/What-bizarre-science-experiments-are-in-progress/answer/Sean-Kernan?fbclid=IwAR1sGU4xXdFKflWzEXIJn6yHczUU3i34Ep9VXFOnG3UVrmX0zhOpSIS3bnA)
Nguồn: [Quynh Anh Nguyen**](https://www.facebook.com/quynhanh.nt1611?__tn__=%2CdC-RH-R-R&eid=ARAMf5UpPlopybD6t5xCuebW-CTYt5HwjadGm4-oheeaJ3yAyMf10k7ok6rgWRAQiaW7gLXC0QTtQtsq&hc_ref=ARSWEEUdn_m40jW_TGgx2UgbXgpUM3OSxAU5fZaUaGS2XcfUWJMzdBO4DdQ_J1nCy4M&fref=nf) => [**QRVN](https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/?ref=nf_target&fref=nf)
Xem thêm những bài đăng tương tự bằng cách tìm kiếm hoặc ấn vào hashtag: #j2team_knowledge
#J2Team_Knowledge
Tương lai của Trái Đất từ 2019 - 5 Tỉ năm sau :o
Cre: melodysheep
Full: https://youtu.be/uD4izuDMUQA
Nếu gấp 1 tờ giấy 103 lần, nó sẽ dày như toàn bộ vũ trụ mà chúng ta quan sát được
------------
Việc gấp đôi 1 tờ giấy liên tục khó hơn bạn nghĩ nhiều đấy. Kỷ lục thế giới hiện tại là 12 lần, được thực hiện vào thập kỷ trước, bởi 1 nữ sinh người Mỹ tên là Britney Gallivan.
Trước khi cô bé đạt được lần gấp thứ 12, kỷ lục thế giới chỉ là 7, và người ta tin là sẽ không thể nào gấp cao hơn thế được nữa.
Hiện tượng này dựa trên sự tăng trưởng theo cấp số nhân bề dày của tờ giấy khi gấp đôi nó - mỗi lần gấp, tờ giấy sẽ dày gấp đôi và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để tiếp tục gấp.
Giả sử 1 tờ giấy mỏng 0.09mm,
Gấp 3 lần, nó sẽ dày như móng tay của bạn.
Gấp 10 lần, nó sẽ dày bằng bề rộng của 1 bàn tay.
Lần thứ 23, nó sẽ dày 1km.
Lần thứ 30, nó sẽ đưa bạn ra ngoài không gian, khi đó bề dày là cỡ 100km.
Hãy tiếp tục gấp, tới lần thứ 42, bạn sẽ lên được Mặt Trăng.
Lần thứ 50, bạn sẽ bị Mặt Trời thiêu đốt.
Đi nhanh tới lần thứ 81, tờ giấy của bạn sẽ dày 127,786 năm ánh sáng. Gần bằng Thiên Hà Tiên Nữ (Andromeda Galaxy) (khoảng 141,000 năm ánh sáng)
Lần gấp 90 sẽ là 130,8 triệu năm ánh sáng. Lớn hơn cả Siêu đám Xử Nữ (Virgo Supercluster) ~ 110 triệu năm ánh sáng.
Và cuối cùng, lần thứ 103, bạn sẽ vượt ra ngoài phần vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được. Ước tính vào cỡ 93 tỷ năm ánh sáng.
Toán học đúng là không tưởng, giống như vũ trụ của chúng ta vậy.
Via: Quoc Pham Nguyen
#j2team_knowledge