3 BƯỚC ĐÁNH GIÁ TÂM PHỤC KHẨU PHỤC
Nếu chỉ khen ngợi thì đơn giản nhưng góp ý giúp đối phương cải thiện mới là thử thách khó nhằn. Ranh giới giữa góp ý và chê bai rất mong manh, khó nhưng làm được nếu bạn nắm được 3 bước đơn giản như ăn kẹo theo gợi ý của Toastmaster.
Bước 1: Mục đích
Xác định nguyên nhân cốt lõi, đánh giá mang tính xây dựng nhưng vẫn phải chỉ ra được điểm cần cải thiện.
Thái độ tôn trọng, bình đẳng, văn minh, lịch sự.
Đặt bản thân vào vị trí người được đánh giá.
Bước 2: Chú ý những lỗi thường gặp
Không có gợi ý cải thiện: Đánh giá thiếu chính kiến, sợ làm mất lòng đối phương.
Hà khắc: Đánh giá hung hăng và coi ý kiến của mình là tiêu chuẩn còn người khác sai lầm.
Hiểu sai mục đích đánh giá, lạc đề, lan man ý kiến cá nhân
Bước 3: Kỹ thuật đánh giá
Phương pháp bánh kẹp: Đầu tiên đánh giá cao nỗ lực phần làm tốt để kết nối gần gũi với người được đánh giá, phá tan rào cản tâm lý chuẩn bị nghe chỉ trích của họ. Tiếp theo chia sẻ ý kiến mà bạn nghĩ họ sẽ làm tốt hơn nếu cải thiện được. Cuối cùng khép lại bằng một điểm mạnh khác tiếp nối vào phần nhận xét.
Ví dụ: Mình đánh giá cao phần chuẩn bị trước của bạn, cho thấy bạn rất coi trọng công việc này (khen ngợi). Ngoài ra nếu các phần chuẩn bị của bạn sắp xếp theo trình tự logic (góp ý) thì sẽ hoàn hảo với hơn với những lập luận chặt chẽ mà bạn đã trình bày (khen ngợi). Hy vọng những lần tới sẽ phát huy nhiều hơn.
Bonus:
Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, liên kết giúp phần đánh giá của bạn trở nên mềm mãi, thú vị nhưng vẫn thực hiện được mục đích đánh giá.
Đánh giá sự việc, không đánh giá con người.
Thể hiện sự quan sát thay vì áp đặt và đưa ra lời khuyên.
Động viên, khích lệ phát huy điểm tốt.
Ai cũng từng nhận xét người khác hoặc được người khác nhận xét ít nhất một lần trong cuộc đời. Bởi vậy, chúng ta cùng hiểu cho nhau một chút, tạo điều kiện cho nhau một chút thì cuộc sống sẽ thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Chúc các bạn ngày càng giao tiếp mượt mà.
P/S: Tag ngay sếp hoặc người hay nặng lời với bạn vào bài để xây dựng mối quan hệ lành mạnh và chất lượng hơn.
#j2teamsharing #j2team_skill
Người ta nói em hướng nội, thực ra là em hướng về trái tim anh^^
(Nói vui cho thoải mái thôi thực ra mình muốn share mẹo nếu ai thấy hữu ích thì áp dụng)
**4 mẹo giúp người hướng nội tự tin hơn khi nói trước đông người (hoặc người lạ)**
*Trước khi đi vào các mẹo, tớ xin khẳng định rằng người hướng nội có những ưu điểm vượt trội mà chính bạn cũng không nhận ra. Đó là khả năng lắng nghe & suy ngẫm. Điều này ngược lại với người hướng ngoại - những người thường nói ngay cả khi chưa nghe kỹ hay chưa suy ngẫm gì cả.*
Trong khi đó, theo hiểu biết của Hanoi Toastmasters, kỹ năng giao tiếp bao gồm nghe, nghĩ rồi cuối cùng mới là nói. Vậy nên các bạn có tính cách hướng nội thân mến, bạn đã có ⅔ yếu tố để giao tiếp thành công rồi.
Tiếp theo hãy thử áp dụng 4 mẹo giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp trước đám đông nhé. Đây là những kinh nghiệm thực tế đến từ nhiều bạn có tính cách hướng nội ở Hanoi Toastmasters.
**Mẹo 01 - chuẩn bị bài tự giới thiệu về bản thân trước ở nhà**, bằng cách viết ra các gạch đầu dòng vào giấy nhắn hoặc sổ tay rồi nói 4 - 5 lần trước gương. Lý do là bạn luôn cần nghĩ trước khi nói, vậy thì hãy nghĩ và viết ra thật sớm.
Lý do thứ hai là vì bạn không quen nói về bản thân, trong khi việc nói trước công chúng thường bắt đầu bằng việc tự giới thiệu … về bản thân. Tóm lại, hãy chuẩn bị trước, viết ra giấy, tập nói trước gương khoảng 60s đến 90s (5 lần), chắc chắn bạn sẽ tự tin để đi đến phần tiếp theo.
**Mẹo 02 - viết ra các ý tưởng bạn muốn trình bày vào Powerpoint hoặc Google Slides.** Mở bài bạn định thu hút khán giả bằng cách nào, thân bài có những ý chính nào (tối đa là 3), kết bài sẽ là điều bạn thấy tâm đắc nhất.
Nếu bạn nghĩ ý kiến này ngô nghê cứ như bài tập làm văn hồi tiểu học thì đúng vậy đó. Cách này nghe có vẻ trẻ con nhưng kinh nghiệm của thành viên Hanoi Toastmasters cho thấy rất hiệu quả.
Lý do là vì người hướng nội thường có suy nghĩ sâu sắc, logic nên viết chính là thế mạnh của bạn so với người hướng ngoại. Viết cũng giúp bạn bình tâm và sắp xếp suy nghĩ tốt. Vì bạn không thể phản ứng nhanh như những chú thỏ hướng ngoại nên bạn hãy chuẩn bị kỹ như những chú rùa hướng nội.
**Mẹo 03 - quay lại video phần trình bày của bạn từ ở nhà và xem lại.** Biết sao không? Vì những lần đầu xem clip của bản thân, bạn sẽ thấy ngại lắm. Nhưng dù sao bạn cũng xem một mình và có thể xóa nó đi được. Sau đó, hãy quay đi quay lại đến khi tự tin hơn.
Như vậy tuy mất công nhưng còn hơn là lần đầu trình bày bạn đã phải nói trước đông người. Lúc đó đâu còn xóa được trải nghiệm, bạn sẽ càng xấu hổ hơn. Vậy nên, thà tự quay video, tự xem và làm lại nhiều lần còn hơn “toang” trước đám đông bạn nhé.
**Mẹo 04 - khi trình bày, hãy nhìn những ai đang cười tươi ủng hộ bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.** Đừng nhìn xuống sàn nhà hay nhìn lên trần nhà, hoặc tệ hơn là nhìn những người đang khoanh tay phòng thủ, mặt thì đằng đằng sát khí. Khi đó, bạn sẽ lo lắng đến vỡ tim mất.
Còn nếu không có ai cười tươi ủng hộ, thì ít ra hãy tìm những người có vẻ mặt thân thiện, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Chúc các bạn có những bài thuyết trình thành công.
#j2team_sharing, #j2team_skill