Đã có Poster “tuyên ngôn” dành cho Mi, cho Thông, cho Việt, cho Hùng cũng như các anh em #startup.
Tuyên ngôn của anh em #j2team là gì? Tuyên ngôn nào được nhiều anh em ủng hộ mình xin tặng Poster bản In như trong hình nha ❤️❤️❤️
#j2team_ask #j2team_discussion
#j2team_share #startup #google #vmc
No14
Hỏi: Một startup có thể cạnh tranh được với Google không?
Trả lời: Balaji Viswanathan, CEO Invento Robotics.
------------
Năm 2004, Google đã là gã khổng lồ về dữ liệu rồi. Họ có tiền, có máy chủ, hạ tầng mạng, sự lãnh đạo, sức mạnh thương hiệu và mọi thứ khác. Tuy nhiên, trong thập kỷ tiếp theo và họ tuyệt vọng theo dõi những kẻ mới nổi Facebook, Youtube, Twitter và những kẻ khác cạnh tranh với nhau một cách vui vẻ mà thậm chí còn không nhận thấy sự hiện diện của Google.
Google đã cố gắng một cách tuyệt vọng với Google video và sau đó họ phải thừa nhận thất bại và mua lại Youtube. Họ đã thất bại với Orkut, Google+, Buzz. Họ đã cố gắng khi có hàng tỷ đô la trong túi, nhưng thậm chí còn không được coi là một đối thủ cạnh tranh xứng tầm trong ngành đó. Họ có một trang giải đáp xấu xí, ù lỳ đó là anh em họ hết thời của Quora. Họ có Knol để cạnh tranh với Wikipedia và bạn sẽ chỉ cười ngặt nghẽo mà thôi. Họ đã có Wave trong khi không hề biết rằng Slack đã hoàn hảo rồi. Họ có công cụ định vị và nhiều danh mục khác mà họ đã bỏ qua.
Instagram đưa ra ứng dụng xem ảnh và trong vài tháng họ làm cho Picasa trông giống như một con khủng long xấu xí. Điều quan trọng nhất, Whatsapp đến trong danh mục - messenger - đó là trung tâm của tất cả các công ty công nghệ lớn. Google đã có cuộc trò chuyện và cùng với Yahoo, Microsoft, Facebook v.v. Tuy nhiên, Whatsapp đã coi các ứng dụng nhắn tin khác như những con ruồi đậu trên tường bị đuổi đi bởi WhatsApp hùng mạnh. Và các đối thủ của họ là Telegram và các công ty truyền thống ở thung lũng silicon đều không có khả năng và nằm ngoài bức tranh lớn.
Dropbox Box và nhiều ví dụ nữa có thể ghi vào lịch sử.
Hàng tá công ty đã cạnh tranh thành công và không những họ giành chiến thắng, mà còn làm cho Google trông giống như một con khủng long già không đáng coi là một kẻ trong cuộc.
Và đó là những lĩnh vực được coi là năng lực cốt lõi của Google.
Sau đó, có rất nhiều lĩnh vực như người máy, thiết bị đeo, AR/VR hoặc đơn giản như trình đọc RSS - nơi Google miễn cưỡng tham gia cuộc chơi và bị đánh bại khá dễ dàng.
________________________________________
Tôi đã làm việc cả trong các công ty lớn như Microsoft trong các đội cạnh tranh với các startup [và dù với cả đống tiền trong túi mình, chúng tôi đã chơi như những kẻ xa xôi, lạc lõng]. Và tôi đã làm việc trong những startup thành công cỡ vừa trong những khoảng trống mà các công ty lớn có thể đã từng tham gia. Và trong sự cạnh tranh giữa những startup nhỏ hơn.
Các công ty lớn thường thất bại trước các startup kiên định vì:
1. Thông tin đi rất chậm. Trong một startup, một mẩu thông tin quan trọng được truyền đi chỉ trong vài phút và được thực hiện theo ngày. Trong một công ty lớn, thông tin đó được truyền qua các cấp bậc và thường mất đi. Ngay cả khi thông tin đó rất quan trọng, nó sẽ phải giành giật với những ưu tiên cấp bách khác của các nhà lãnh đạo và sau khi mọi người đến bàn họp thì hàng tuần hoặc hàng tháng đã trôi qua.
2. Những công ty lớn giống như những con tàu lớn - quá chậm khi rẽ. Tại Microsoft, chúng tôi có thể sản xuất ra hệ điều hành tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi không thể làm được bởi vì nó sẽ phá vỡ khả năng tương thích ngược, và sẽ nuốt chửng một số sản phẩm của đối tác của chúng tôi hoặc một vài nhóm nào đó hoặc rối loạn hết lên với một số điểm yếu kéo dài của một nhà lãnh đạo quan trọng.
3. Hạn chế về ngân sách cản trở việc ra quyết định. Các công ty lớn có ngân sách và mục tiêu hàng năm. Họ không thể thay đổi mọi thứ hàng ngày. Do đó, trong những ngành mà mọi thứ dịch chuyển nhanh họ sẽ thấy ngân sách phân bổ bị rối loạn hoàn toàn. Phố Wall cũng sẽ làm phân tâm các công ty lớn và buộc họ phải đuổi theo một vài con số vô nghĩa.
4. Có sự bất đối xứng về thông tin. Các công ty lớn đều khá công khai và có được nhiều thông tin về nó là việc khá dễ dàng. Chẳng hạn, chúng tôi biết từng cái bu-lông và đai-ốc của các công ty đối thủ lớn về robot. Tuy nhiên, họ dường thậm chí còn không nhận thấy sự hiện diện của chúng tôi [quá nhỏ để có thể làm phiền họ] - họ không biết đến bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào. Khi các công ty lớn nhận thấy vấn đề, việc thường đã quá muộn. Đó là cách hai kỹ sư sáng lập tạo ra một công cụ tìm kiếm có thể đánh bại những gã khổng lồ lớn nhất.
5. Thật dễ dàng để có được PR và sự công khai miễn phí. Với một startup, rất dễ dàng để có được sự công khai tích cực. Các công ty lớn phải trả $ $ để có được sự công khai tích cực. Và mọi người sẽ sẵn sàng nhảy vào họ ngay khi những kẻ to lớn thất bại. Không ai thích nhảy vào một gã tí hon thất bại.
6. Các rào cản quy định, luật pháp hoặc xã hội. Các công ty lớn rất được chú ý bởi của các nhà quản lý và báo chí. Tại Microsoft ngay ngày đầu tiên người quản lý của tôi bảo tôi đừng bao giờ tìm kiếm bất kỳ bằng sáng chế hoặc mã nguồn mở nào. Vô tình để một thứ gì đó sai lầm lọt vào hệ thống có thể làm tốn hàng tỷ đô. Việc đó cản trở năng suất. Bất cứ điều gì Google làm cũng đều bị theo dõi bởi mọi chính phủ. Những gì mà startup như chúng tôi có thể tránh, thì Google lại không thể. Ở các thị trường mới với những điều luật không chắc chắn, sẽ dễ dàng làm một startup hơn là một gã khổng lồ như Google khi mà luật sư của họ sẽ cảnh báo họ không vào các vùng màu xám. Vào lúc mà nhóm kỹ sư tại Google chiến thắng được luật sư về những vùng xám xịt này thì các startup đã đi trước 3 bước rồi.
7. Động lực. Tại các startup, cuộc sống của mọi người đang bị đe dọa nếu chúng tôi không giành được hợp đồng. Mọi người đều làm việc nhiệt tình dù ngồi trong một xó. Ở các công ty lớn, động lực là rất thấp. Ngay cả khi bạn không giành được hợp đồng, bữa ăn của bạn cũng sẽ được đảm bảo. Và mặt khác, nếu bạn chiến thắng, bạn có thể nhận được sự đề bạt và nhiều thứ màu hồng khác.
8. Mất phương hướng: Các công ty lớn có thể thường mất tầm nhìn hoặc mục đích của họ. Ngay cả những người lao động có động lực sẽ thấy khó có thể tìm được hướng đi của mình. Thay vì di chuyển theo một hướng, họ sẽ vụng về di chuyển khắp nơi. Tại một thời điểm trong Microsoft, chúng tôi đã có 3 đối thủ Dropbox khác nhau và không ai biết tất cả các dự án cưng cũng như R&D đang diễn ra trong khắp công ty.
9. Ưu tiên. Các công ty lớn hoặc đang rất phân tâm với quá nhiều mục sản phẩm hoặc đang trong quá trình cắt bỏ các phân đoạn nghiệp vụ chủ chốt của họ (trong doanh nghiệp VN ngày này hay dùng từ ‚tái‘ (tái cấu trúc - nd). Cả hai điều này đều tuyệt vời các startup. Trừ khi bạn đang cạnh tranh với độ ưu tiên chính - như tìm kiếm / quảng cáo với Google hoặc hệ điều hành với Microsoft, anh bạn của bạn tại Google có thể không nhận được những tài nguyên ưu tiên hoặc đội A để cạnh tranh với bạn.
________________________________________
Các mẹo để cạnh tranh với các công ty lớn:
1. Đi thật nhanh. Bởi các công ty lớn di chuyển quá chậm, hãy tìm các khu vực thị trường mà tốc độ là điều cốt yếu. Về cơ bản bạn sẽ là chiếc mô tô nước đối đầu với một chiếc tàu biển. Bạn không thể mang theo khối lượng hơn tàu biển nhưng luôn đua được với nó. Thay vì đối đầu trực diệm, chỉ cần nhìn xung quanh nó như các kỹ sư hàng hải trên chiếc tàu lớn thắc mắc điều gì đang xảy ra.
2. Đi tìm những thứ màu xám. Trong các công nghệ mới, thường có những vùng rất xám mà bạn không rõ liệu nó có hợp pháp hay không. Các startup có thể đi vào những khoảng trống đó vì các đối thủ lớn không thể bắt kịp. Rủi ro đơn giản sẽ là quá lớn nếu việc đó là bất hợp pháp đối với tập đoàn lớn. Các startup thường sẽ đỗ lỗi cho sự ngây thơ của mình hoặc trong trường hợp xấu nhất là tiêu đời. Việc đó vẫn đáng làm. YouTube hoạt động trong một khu vực màu xám lúc ban đầu và rất nhiều nội dung đã bị sao chép lậu nhưng các điều luật đã không rõ ràng khi nói về nội dung do người dùng tạo ra.
3. Không đối đầu với chiếc xe ủi. Đi sao cho hợp lý. Xây dựng một công cụ tìm kiếm để đối đầu với Google sẽ là một việc làm tự sát. Thay vào đó hãy chọn các khu vực quá nhỏ để Google có thể chú ý. Đó là những gì mà Bill Gates đã làm với IBM trong việc bán DOS. Nếu bạn to và béo như Google bạn có thể cảm thấy khó để cúi mình xuống để nhìn ngón chân của mình. Khoảng cách giữa các ngón chân đó quá lớn để các startup chen vào. Và chúng ta có thể nhân lên như thỏ - còn họ thì không thể.
4. Đừng chọc giạn con gấu. Sự bất đối xứng thông tin là lợi thế của bạn và tốt cho bạn khi không bị chú ý bởi các đối thủ cạnh tranh lớn. Cho đến khi trò chơi của bạn ở mức khó nhất, đừng làm những việc mà khiến cho các giám đốc cảm thấy buồn nôn và không an toàn. Họ có thể không cạnh tranh với bạn, nhưng có thể xấu tính và sẽ giết bạn [Netscape!].
5. Hãy đóng vai kẻ yếu thế. Mọi người yêu những kẻ yếu thế và đóng vai này rất đạt. Thay vì làm những kẻ khốn nạn nếu những nhà sáng lập startup bắt đầu trở thành những kẻ yếu thế dễ thương, ít nhất sẽ có PR miễn phí. Truyền thông không thể chờ đợi để viết một câu chuyện thành công về việc David đối đầu goliath đâu. Mọi người đều muốn thấy Google thất bại hoặc bị sỉ nhục.
________________________________________
Như đã nói, theo thống kê, không ai có thể thắng Google trong bất kỳ nhóm sản phẩm nào. Nhưng, ở đâu là vinh quang nếu bạn không làm những điều tưởng chừng như không thể?
https://www.quora.com/Is-it-possible-to-compete-with-Google-as-a-Startup/answer/Balaji-Viswanathan-2
Bài mình dịch từ câu trả lời gốc tại:
Tuần trước mình có chia sẻ 1 vấn đề vô cùng cốt tử khi làm #startup
"Tế Bào Gốc" của startup là gì
++++++++++++++++++++++++
https://www.facebook.com/hungstartup/posts/10212894803783197
Bài này sau đó được anh em ủng hổ và chia sẻ khá nhiều, hơn 2.2k share.
5 hôm sau có mấy bạn nước ngoái có hỏi là sao bài mày sao được 500 anh em share nhiều vậy, tao tò mò quá.
Vậy là mình lại bỏ ra 1 buổi ngồi dịch và viết lại bằng tiếng Anh, sau đó gửi cho TechInAsia.com, tạp chí công nghệ hàng đầu ở Châu Á. Và cũng được feature lên trang nhất hôm qua.
https://www.techinasia.com/talk/stick-your-startup-stem-cell
Tuy nhiên bài lại rất ít người share, vì có lẽ người Việt mình rất ít có thói quen đọc báo ngoại.
Thiết nghĩ những ảnh hưởng của người Việt mình thông qua các International Press Release như thế này sẽ giúp nâng cao uy tín và xây dựng hình ảnh cho anh em lập trình viên, cộng đồng IT nước nhà nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp của chúng ta một cách tốt hơn.
Vì vậy mình muốn bản tiếng Anh này được chuyển đến các bạn nước ngoài đang sống tại Việt nam.
Mình hâm mộ group chúng ta vì ở đây có vẻ có rất nhiều cao thủ Tech, GrowthHacking.
Vậy hỏi ngu tí là có thể dùng công nghệ để làm việc này thay vì phải dùng "quan hệ" với giới truyền thông để làm việc này không ạ?
#j2team_share
#j2team_discusion
#j2team_question
Bí kíp khởi nghiệp (startup) tiết kiệm và hiệu quả
Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình là khởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết. Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định (Trích: góc nhìn Alan Phan).
https://goo.gl/bU581j
#j2team_share #startup #công_nghệ