50 năm Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
Chiến dịch Lam Sơn 719 do quân đội ngụy thực hiện với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ, là cố gắng cao nhất trong nỗ lực thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
Địch huy động toàn bộ lực lượng tổng trù bị chiến lược, cùng lực lượng cơ động của Quân khu 1/Quân đoàn 1, lực lượng tiếp vận của VNCH, hai binh đoàn cơ động quân đội phái hữu Lào tham gia phối hợp, với sự yểm trợ của quân Mỹ; tổng quân số lúc cao nhất lên tới 55.000 lính.
Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP) tại Lào, cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchepone cách biên giới Việt - Lào 42 km về phía tây.
Chiến dịch này còn là phép thử về khả năng tự chiến đấu của quân đội ngụy trong tình huống Mỹ tiếp tục rút quân ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam.
Những sai lầm cố hữu trong hệ thống chỉ huy, hạn chế trong lập kế hoạch, sự bất lực của các chỉ huy quân sự và chính trị Mỹ và VNCH khi đối mặt với thực tế chiến sự và yếu kém tại thực địa khiến Lam Sơn 719 sụp đổ hoàn toàn khi đối mặt với sự phản kháng kiên quyết và khéo léo của QGP.
Chiến dịch này là thảm họa đối với VNCH, xóa sổ những đơn vị thiện chiến nhất của quân đội ngụy và phá tan sự tự tin được xây dựng trong ba năm trước đó. Đối với Mỹ, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đã thể hiện thất bại trong chiến dịch này.
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào còn đánh dấu bước phát triển mới của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến sự bùng nổ ở Hạ Lào không giống như bất cứ trận chiến nào trước đó trong Kháng chiến chống Mỹ.
Đây là lần đầu tiên QGP bỏ chiến thuật cũ và phản công theo kiểu chiến tranh chính quy truyền thống, lần đầu tiên QGP mở các đợt tấn công lớn bằng bộ binh được thiết giáp và pháo binh hạng nặng yển trợ nhằm đè bẹp các vị trí của QLVNCH. Hiệp đồng tác chiến của hỏa lực phòng không đã làm cho yểm trợ không quân chiến thuật và tăng viện bằng không quân của Mỹ chịu nhiều thiệt hại.
Chiến dịch được QGP dự báo từ trước và chuẩn bị sẵn lực lượng đón lõng, cho thấy nỗ lực của Mỹ và VNCH đã thất bại từ trong trứng. VNCH biết chắc thất bại nhưng vẫn tiến hành chiến dịch vì lý do chính trị, như lời anh Sáu Thiệu: "Chỉ cần đến Tchepone rồi rút về. Chúng nó yếu máu lắm rồi, tôi đã lừa anh em bao giờ chưa?"
#j2team_share, #vietnamhistory, #lichsuvietnam, #chiendichduong9, #vietnam, #laos
NGHI LỄ THƯỢNG CỜ VÀ HẠ CỜ DIỄN RA TẠI LĂNG BÁC
Không kể thời tiết nắng nóng hay mưa rét, cứ sáng sáng đúng 6 giờ (nếu vào mùa hè) hoặc 6 giờ 30 phút (mùa Đông), lễ Thượng cờ trước Lăng Bác được tiến hành trọng thể.
Đúng 6 giờ sáng, cùng với giai điệu bài hát 'Tiến bước dưới quân kỳ' vang lên, cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hùng dũng tiến bước ra Quảng trường Ba Đình để thực hiện nghi lễ Thượng cờ hằng ngày trước Lăng Bác.
Lễ Thượng cờ ở quảng trường Ba Đình là một nghi lễ cấp quốc gia của Việt Nam, ý tưởng thực hiện nghi lễ trên quảng trường do BTL bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất và được Chính phủ phê duyệt vào năm 2001, đúng dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh Bác Hồ.
Lễ Thượng cờ và Hạ cờ do đội Tiêu binh danh dự thực hiện hàng ngày ở Lăng Bác.
Theo đó, những cán bộ, chiến sỹ Đội Tiêu binh danh dự có chiều cao từ 1m7 trở lên, quân dung đẹp và động tác điều lệnh đội ngũ chuẩn, được tập trung luyện tập.
Đội hình thực hiện lễ Thượng cờ và Hạ cờ gồm 37 đồng chí. Khối trưởng và vác Quân kỳ là sỹ quan. Còn lại, 3 đồng chí trong Tổ Quốc kỳ, 2 đồng chí bảo vệ Quân kỳ và 30 đồng chí thành 10 hàng ngang trong khối nghi lễ đều do chiến sỹ đảm nhiệm.
Cứ vào đúng 6 giờ sáng (mùa Hè) và 6h30 sáng (mùa Đông), đoàn thực hiện nghi lễ Thượng cờ khởi hành từ phía sau Lăng Bác. Dẫn đầu đoàn thượng cờ là quân kỳ Quyết thắng. Kế đến là đội tiêu binh với 34 người, tượng trưng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đoàn đi một vòng ra phía trước theo tiếng nhạc của ca khúc 'Tiến bước dưới quân kỳ' để đến chân cột cờ.
3 chiến sĩ đội hồng kỳ tiến lên phía cột cờ chuẩn bị các nghi thức Thượng cờ, cũng là lúc cửa của Lăng Bác bắt đầu mở. Sau khi có hiệu lệnh, lá cờ được tung ra và bay lên theo tiếng Quốc ca. Lá cờ Tổ quốc được kéo lên trên đỉnh của cột cờ cao 29 mét phía trước Lăng Bác.
Cùng lúc này nghi lễ chào cờ sẽ được bắt đầu. Sau lễ Thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa Lăng Bác rồi trở về vị trí cũ và kết thúc nghi lễ Thượng cờ.
Tương tự, nghi lễ Hạ cờ cũng sẽ được đội tiêu binh thực hiện vào lúc 21 giờ tối hàng ngày, lễ Hạ cờ được thực hiện với nghi thức tương tự như lễ Thượng cờ.
Người dân Thủ đô Hà Nội những ai có dịp đi qua quảng trường Ba Đình, trước Lăng Bác vào sáng sớm hay buổi tối, đúng lúc nghi lễ Thượng Cờ và Hạ cờ thực hiện cũng trang nghiêm thực hiện theo nghi lễ chào cờ và hát Quốc ca với cảm xúc tự hào và thiêng liêng.
#j2team_share, #langbac, #bacho, #vietnam